Trong lúc tôi ngồi ở sàn nhà, thòng chânđùng đưa khoả nước, ngẫm ngợi về sự dễ vỡ của thiên nhiên thì đằng kia vợchồng anh chủ nhà đang ngợi ca chất lượng của mớ mật ong mà anh lấy được từrừng, gợi ý sẵn sàng bán cho đám nhỏ Sài Gòn với giá rẻ làm quen. Chị vợcũng rạng rỡ phụ hoạ theo, vừa mới đây thôi chị còn chù ụ quạu đeo vì kháchmang bia theo trong khi nhà chị cũng trữ bia để bán. Chữ “mật” ướp giọng chịngọt lừ như chưa từng cau có bên vách với cô con dâu, “Đãi đám khách này cánhỏ thôi, biết tụi nó trả được bao nhiêu tiền mà cho ăn cá lớn…” Tôi nghĩchắc mình bị ảo giác, anh chồng kia làm gì lại tỏ ra cay cú việc tôi mướn đòkhác mà không kêu đò nhà anh đưa đón.
![]() |
Minh hoạ: Hồng Nguyên |
Năm trước, khi lần đầu đếnvùng đồng rừng hoang dã này chơi, bệnh bồn chồn trong tôi trỗi dậy. Tôi sợmất. Ngồi ở nhà của một người dân neo sống bên bìa trảng ngó cánh rừng utịch bên kia màn mưa bụi, tôi đã nghĩ có khi đây là lần cuối cùng mình trôngthấy quang cảnh tĩnh lặng này. Ngày mai người ta sẽ đổ xô tới đây làm dulịch, sẽ cặm lên giữa trảng sen mênh mông cây cầu bêtông, nhà hàng bêtôngcùng những cô tiếp viên ca ra rả những bài vọng cổ vô hồn như tua mãi mộtđoạn băng cũ. Và cái chái đậu xuồng kia, mái nhà lợp lá chầm đóp kia, nhữngtấm ván sàn thô xẻ từ những thân dừa kia, những chiếc xuồng ba lá ọp ẹp kia…rốt cuộc chỉ còn trong tranh ảnh của bạn bè tôi, và trong ký ức của nhữngngười đã từng ngồi ở đây trong một trưa mưa xiên bùi ngùi.
Bữa ấy, anh chủ nhà nói lo khỉ gì, tới đâuhay tới đó, cứ nhậu cho đã đời. Mâm cơm bày ra rồi, dường như ở nhà có baonhiêu thức ăn đều đã vét hết ra đãi khách. Sơ giao mà chủ nồng hậu hồ hởiđến nỗi tôi nghĩ nếu nhà hết củi nấu cơm, chắc họ rút cây ven vách ra chụmluôn. Người bản xứ nổi tiếng hào phóng chịu chơi, nếu cần sẵn sàng xúc lúagiống cho láng giềng mượn ăn qua mùa giáp hạt.
Sau này tôi vẫn thường đưa bạn bè trở lạingôi nhà sàn bên trảng nước đó, phiền cái gia đình nhỏ nọ giúp cho bữa cơmtrưa. Căng bụng với cá đồng, rau rừng, gió trời, và ấm lòng bởi vợ chồng chủnhà nhậu bạt mạng, ca mùi. Lúc về bọn tôi hay gửi chút tiền gọi là “mua sữacho mấy nhóc”, như một cách để bù đắp lại thùng gạo nhà họ vừa bị bọn tôivét sạch, cũng để nhẹ món nợ ơn nợ nghĩa. Những tờ giấy bạc cứ bỡ ngỡ ngậpngừng trên tay người vợ đen đúa mà trên môi chẳng bao giờ tắt nụ cười.
Cảnh đẹp, người hay, bạn nào từng tới chơicũng kêu trời vì thích, vì không khám phá ra chỗ này sớm hơn. Mai mốt đâytrảng sen bị những nhà quy hoạch nông nổi trét son phấn lên, là tiêu tan mộtchốn đến.
Nhưng giờ cái gia đình nhỏ kia nhắc tôi nhớrằng, con người còn dễ bị đánh mất hơn cả thiên nhiên, vì người có khả năngtự mình đánh mất mình. Những món tiền tụi tôi gửi lại đã đánh thức tính thựcdụng của những người quê hồn hậu. Họ bắt đầu vào cuộc bán mua ráo riết. Nhưnhững em bé Sa Pa giấu mặt, xoè tay đòi tiền trước ống kính máy ảnh. Như mộtquán ăn Tam Đảo đội giá tô phở chỉ vì khách nói giọng Nam bộ. Như anh xe ômHuế không chịu chỉ đường mà sốt sắng dẫn khách đến tận nơi, để đòi tiền công.
Tôi tự an ủi thôi thà vậy cho sòng phẳng,cho khỏi ơn nghĩa, cho đi khỏi nhớ. Nhưng mà trời ơi, tôi vẫn không nén đượcniềm thương nhớ những người đã từng mang nồi kho quẹt ra để tụi tôi qua cơnđói cùng cơm cháy, những người từng áy náy, lâu lâu có khách ghé nhà màtrong bếp hông có gì tử tế, để đãi.
Như là tôi vừa chứng kiến xong một cuộc hoaquỳnh nở, rồi tàn nhanh, mang theo một vẻ đẹp tuyệt tích.
Truyện ngắn của Nguyễn Ngọc Tư
SGTT