Theo Ban đề thi và các chuyêngia, trong đề thi, việc sử dụng một đoạn trích, một phát biểu nào đó để làm bàiđọc hiểu, soạn ra các câu hỏi để đánh giá mức độ thí sinh hiểu nội dung của bàiđọc là việc làm bình thường, không thể coi đây là “đạo văn”.
Đề thi không phải một công trìnhkhoa học, một luận văn, hay một bài báo viết, bắt buộc phải dẫn nguồn, nên việckhông dẫn nguồn không thể coi là “đạo văn”.
Sau khi đã kiểm tra, so sánh 2bài đọc hiểu của đề thi tuyển sinh đại học năm 2010 với các bài đọc hiểu mà mộtsố báo dẫn nguồn từ Internet cho thấy, so với các bài trên mạng, các đoạn văntrong hai bài đọc hiểu này đã được tu chỉnh, thay đổi một số ngôn từ thành đoạnvăn trong sáng và dễ hiểu hơn, phù hợp với các chủ điểm có trong chương trìnhtrung học phổ thông.
Các câuhỏi trong bài đọc của đề thi không trùng với các câu hỏiđược dẫn ra trong các bài đọc lấy từ Internet mà bài báodẫn ra. Với những phân tích đánh giá ở trên, có thểkhẳng định được không có chuyện “đạo văn”.
Về ý kiến cho rằng có sai sóttrong cách dùng từ, hành văn ở các bài đọc, theo các chuyên gia, cách chọn từtrong câu là tùy thuộc sở thích văn phong của từng người. Các câu, từ trong đềthi đều lấy chuẩn mực là từ điển, sách giáo khoa, sách ngữ pháp đang lưu hànhvà không có gì sai phạm về văn phạm, về ngữ pháp.
Ngoài ra, Bộ GD&ĐT cũng có trảlời về câu có đáp án sai trong đề Hoá CĐ. Theo đó, Bộ GD&ĐT đã quyết định hủykhông chấm câu 52, mã đề 516 của môn Hóa kỳ thi CĐ năm nay do có đáp án khôngchính xác.
Theo Ban đề thi và các chuyêngia, về mặt khoa học, đáp án của câu 52, mã đề 516 (và câu có nội dung này thuộccác mã đề khác) của đề thi tuyển sinh CĐ môn Hóa học vẫn còn những điểm chưathống nhất. Để đảm bảo quyền lợi của thí sinh, Bộ GD&ĐT quyết định bỏ câu nàytrong đề thi. Số điểm của câu này là 0,25 điểm được chia đều cho các câu cònlại.
Theo N.Hạnh
GĐ&XH