- Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
- Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
- Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
- Mục này không có nhuận bút.
Biệt thự cổ của đại gia Hàng Bè: Rộng 800m2, nội thất nhập toàn từ châu Âu
Trải qua gần 100 năm tuổi với bao thăng trầm của lịch sử, căn biệt thự cổ ở Hàng Bè (Hà Nội) của gia đình cụ Trương Thị Mô vẫn được con cháu giữ gìn nguyên vẹn, với lối kiến trúc Pháp đặc trưng.
Căn biệt thự xây trong 1 năm, nội thất toàn nhập từ châu Âu
Nằm ngay giữa phố cổ Hà Nội sầm uất, căn biệt thự của gia đình cụ Trương Thị Mô (sinh năm 1924) nổi bật bởi nét rêu phong và kiến trúc cổ kính. Công trình có tổng diện tích 800 m2 được xây dựng từ năm 1925, cách đây khoảng 100 năm.
Công trình có tổng diện tích 800m2 được xây dựng từ năm 1925, cách đây khoảng 100 năm.
Hiện căn biệt thự là nơi ở của gần 10 hộ dân, tất cả đều là các thệ hệ con cháu nối tiếp trong gia đình.
Trải qua những thăng trầm của lịch sử, dù một số hạng mục đã có dấu hiệu xuống cấp nhưng nhìn chung tổng thể căn nhà vẫn giữ nguyên được nét kiến trúc Pháp cổ. Trong đó, một số đồ đạc như: bàn ghế, sập gụ, tủ, quạt, bát… vẫn được con cháu cụ Mô gìn giữ như báu vật vô giá trong nhà đình.
Chia sẻ với phóng viên Dân trí, cô Lê Thanh Thủy, con gái cụ Mô cho biết, sức khỏe mẹ mình hiện đã yếu, không còn minh mẫn như trước. Thời còn trẻ, cụ bà rất hay nhắc về những kỷ niệm đẹp thời thơ ấu gắn liền với lịch sử hình thành căn biệt thự cổ Hàng Bè. Nhiều câu chuyện trong đó cụ được cha mẹ hoặc những người làm công trong nhà kể lại.
Hiện căn biệt thự đang là nơi ở của gần 10 hộ dân, tất cả đều là các thệ hệ con cháu nối tiếp trong gia đình.
Theo đó, căn biệt thự được xây dựng bởi cụ Trương Trọng Vọng, bố đẻ cụ Mô. Những năm 20 của thế trước, ông là một doanh nhân thầu khoán (chủ thầu xây dựng) giàu nức tiếng ở Hà Nội. Cụ Vọng là người gốc Văn Điển (Thanh Trì, ngoại thành Hà Nội).
Sau nhiều năm bôn ba, chính cụ Vọng chủ động mua đất tại phố Hàng Bè để đưa đại gia đình từ quê lên thành phố sinh sống, vừa tiện cho công việc kinh doanh, vừa tạo điều kiện cho các con học tập tại các trường học của Pháp.
Tự hào khi giới thiệu lịch sử căn biệt thự cổ tại Hàng Bè, cô Thủy tiết lộ, toàn bộ công trình được thiết kế bởi một kiến trúc sư nổi tiếng người Pháp, đi kèm là đội nhân công xây dựng lên tới gần 100 người từ các tỉnh thành gần Hà Nội. Căn biệt thự được xây miệt mài trong 1 năm mới hoàn thiện.
Trải qua những thăng trầm của lịch sử, dù một số hạng mục đã có dấu hiệu xuống cấp nhưng nhìn chung tổng thể căn nhà vẫn giữ nguyên được nét kiến trúc Pháp cổ.
Cũng giống như nhiều căn nhà của bậc tư sản giàu có bấy giờ, căn nhà của gia đình cô Thủy được xây dựng theo lối kiến trúc Pháp, với các phòng riêng biệt và hệ thống giếng trời, sân vườn được bố trí hài hòa. Điểm nhấn trong căn biệt thự này chính là 4 cột đá nguyên khối, được chạm khắc tinh xảo các họa tiết “Đào - Cúc - Trúc - Mai” với ý nghĩa mang lại may mắn, thịnh vượng, giàu sang và sự ấm no cho gia chủ.
“Dù được xây dựng cách đây cả trăm năm nhưng thiết kế của căn biệt thự đã khá hiện đại, các phòng đã được thiết kế nhà vệ sinh khép kín, nhà tắm riêng, phòng của chủ có thêm quạt trần, sập gụ, tủ, giường bằng gỗ lim sang trọng.
Căn biệt thự được xây miệt mài trong 1 năm mới hoàn thiện.
Căn biệt thự có cả phòng ngủ cho từng thành viên trong gia đình, phòng dành cho khách, phòng ăn, phòng cho người ở. Tất cả các phòng được thiết kế kết nối với nhau, tạo thành một thể thống nhất. Theo lời các cụ kể lại, việc thiết kế này nhằm tạo ra sự kết nối với gia đình, để mọi người yêu thương và tương trợ lẫn nhau”, cô Thủy nói.
Các đồ nội thất của căn biệt thự vẫn được giữ gìn cho đến ngày nay
Hầu hết nội thất trong căn biệt thự Hàng Bè đều được nhập khẩu từ châu Âu hoặc Hồng Kông.
Theo lời cô Thủy, để hoàn thiện công trình, các cụ xưa đã phải gom gỗ quý, chủ yếu là gỗ lim cổ thụ ròng rã nhiều tháng trời. Vào thời điểm cách đây 80 năm, giá trị của một bộ bàn ghế - tủ phấn, giường ngủ nhập khẩu có thể bằng một ngôi nhà cỡ nhỏ.
Trước đây, vào mỗi dịp lễ Tết, căn biệt thự được bố trí thêm các đèn, dán tranh Đông Hồ phía bên ngoài hành lang. Ngoài ra, tại các khu vực sân nhà, ông bà cô Thủy thường trang trí thêm các cành đào, cây quất lớn để tạo không khí. Hiện tại, một số đồ nội thất trong gia đình vẫn được sử dụng cho tới ngày nay.
Trả cả trăm tỷ đồng, vẫn nhất quyết không sang nhượng biệt thự cổ
Vào đầu thập niên 50, toàn bộ gia quyến của cụ Trương Trọng Vọng di cư sang vùng đất mới. Chỉ còn lại duy nhất cụ Mô ở lại có trách nhiệm gìn giữ và coi sóc căn biệt thự Hàng Bè.
Nhiều năm qua, dù có nhiều lời mời chào sang nhượng lại căn biệt thự, có người trả giá cả vài trăm tỷ, song gia đình cụ Mô vẫn nhất quyết không đồng ý.
“Ngôi nhà như một nhân chứng lịch sử, chứng kiến những dấu ấn thăng trầm của các thành viên trong gia đình, vì thế nó như vật báu vô giá. Chúng tôi muốn giữ gìn, bảo tồn công trình để cho thế hệ mai sau hiểu hơn về văn hóa gia đình”, cô Thủy khẳng định.
Theo lời cô Thủy, dù có người trả giá cao lên tới vài trăm tỷ nhưng gia đình không đồng ý bán
Không chỉ nằm vị trí đất vàng đắc địa ở Hà Nội, căn biệt thự Hàng Bè còn được đánh giá cao về giá trị thẩm mỹ, lịch sử. Trong thời gian qua, công trình thu hút rất đông du khách cả trong và ngoài nước tìm đến tham quan, chiêm ngưỡng. Nơi đây cũng từng được chọn làm bối cảnh trong nhiều bộ phim nổi tiếng của Việt Nam.
Trong đó, bộ phim đầu tiên được quay tại đây là “Mùa đông Hà Nội năm 46” của đạo diễn Đặng Nhật Minh, sản xuất vào năm 1997. Về sau, hàng loạt bộ phim điện ảnh khác như: Hương ngọc lan, Hoa xương rồng, Khép mắt chờ ngày mai, Hai người mẹ,... cũng lấy bối cảnh ở đây.
Dù được xây dựng cách đây cả trăm năm nhưng thiết kế của căn biệt thự đã khá hiện đại với không gian thoáng đạt
Hồi tưởng lại quá khứ, cô Thủy kể: “Mẹ mình (cụ Mô - PV) là người rất thân thiện, hòa đồng và coi tất cả đoàn làm phim như con cháu trong nhà, nên rất nhiều đạo diễn, diễn viên, ca sĩ sau khi thực hiện xong bộ phim, thi thoảng vẫn quay về thăm và thường xuyên hỏi thăm sức khỏe của cụ. Ví dụ như diễn viên Chiều Xuân, hay đạo diễn Đặng Nhật Minh”.
Trong hàng trăm đoàn tới đây quay phim, cô Thủy cho biết kỷ niệm đáng nhớ nhất là một đoàn đến từ Canada. “Trước khi tới nhà mình, đoàn của họ cũng đã khảo sát nhiều ngôi nhà khác trong khu vực Phố cổ Hà Nội.
Cụ Trương Thị Mô và chồng hồi còn trẻ.
Thế nhưng, khi tới đây, họ rất ngạc nhiên tại sao ngôi nhà vẫn đẹp và còn giữ được nguyên vẹn như thế. Thậm chí, mẹ mình có hỏi, có nên sửa lại nhà cho mới không, họ còn khẳng định rằng, căn biệt thự này quá đẹp rồi, không cần phải sửa gì hết, chỉ cần giữ gìn cho đời sau thôi”, cô Thủy cười nói.
Hiện tại, căn biệt thự vẫn được người nhà cô Thủy cho thuê làm địa điểm chụp ảnh cưới, hay cho thuê địa điểm làm phim. Tuy nhiên, do ảnh hưởng của dịch Covid-19 nên từ đầu năm đến giờ mọi hoạt động đều tạm thời bị dừng lại.
Cổng vào căn biệt thự được xây theo kiểu tò vò truyền thống của người Việt, nổi bật bởi kiến trúc cổ kính so với các căn nhà phố hiện đại bên cạnh.
“Gia đình luôn tạo điều kiện cho các đoàn khách, làm phim… đến tham quan, lấy bối cảnh diễn xuất vì cũng mong muốn giới thiệu kiến trúc độc đáo của căn nhà cho mọi người. Dù cũng hơi bất tiện, nhưng cả đại gia đình đều vui, tự hào khi thấy công trình của mình được xuất hiện trước công chúng”, cô Thủy kể.
Theo Dân trí
-
Không gian đẹp23/04/2022Không gian nghỉ ngơi đẹp yên bình và hiện đại, sang trọng không kém phần quyến rũ khi kết hợp màu xám với các gam màu dịu dàng, trẻ trung khác.
-
Không gian đẹp27/09/2020Nhận lời giúp khách hàng decor (trang trí) lại nhà cửa nhưng phải giữ nguyên kiến trúc nhà và kết cấu phòng, cô gái trẻ Đoàn Nguyễn Hồng Trang đã đưa lại sự hài lòng cho chủ nhà. Dưới bàn tay khéo léo của Trang, 2 căn phòng đã khoác lên mình phong cách Hàn Quốc nhẹ nhàng, tinh tế
-
Không gian đẹp27/06/2020Đây là một ý tưởng tuyệt vời để bạn lựa chọn cho căn phòng tắm của gia đình vào dịp xuân hạ này.
-
Không gian đẹp24/06/2020Sở hữu nhà mái thái đẹp không còn là một bài toán khó với các gia đình bởi mẫu mã, phong cách nhà mái thái rất đa dạng và phù hợp với nhiều “túi tiền” khác nhau.
-
Không gian đẹp23/06/2020Bài viết dành riêng cho những ai đam mê các bộ phim truyền hình tại xứ sở Kim Chi, mê mẩn những mẫu thiết kế nhà ở đơn giản mà xinh xắn, mang đậm phong cách Hàn Quốc.
-
Không gian đẹp23/06/2020Nếu như các tòa nhà xung quanh đều cao tầng thì nên cố gắng chọn những tầng lầu ở trên cao một chút để bảo đảm tầm nhìn không bị các tòa nhà khác ở xung quanh che khuất.
-
Không gian đẹp23/06/2020Ngôi nhà ở vùng ngoại ô thủ đô Canberra, nước Úc này là minh chứng cho câu nói “đừng trông mặt mà bắt hình dong”.
-
Không gian đẹp23/06/2020Mua mảnh đất có diện tích 7000m², cô Liên cùng chồng dựng nhà sàn, trồng cây cối và các loài hoa, sống trong không gian yên bình.
-
Không gian đẹp22/06/2020Ngôi nhà được làm từ 9.000 vỏ chai nhựa nằm bên trong một nông trại hữu cơ cách trung tâm thành phố Hà Nội khoảng 10 km.
-
Không gian đẹp22/06/2020Một căn hộ tại thành phố Huế, Việt Nam, đại diện cho nghị lực, lòng dũng cảm vượt qua khó khăn của một cô giáo dạy tiếng Nhật.
-
Không gian đẹp22/06/2020Với điểm nhấn nổi bật là màu xanh, ngôi nhà nhỏ xinh nằm trên hòn đảo Phú Quốc (Kiên Giang) trông vẻ ngoài giản dị mà vô cùng bắt mắt.
-
Không gian đẹp19/06/2020Vừa giúp không gian nhà phố chật hẹp thay đổi không khí vừa tạo nguồn thực phẩm sạch, những ý tưởng thú vị trong bài viết dưới đây sẽ giúp bạn hiện thực hóa những mong muốn đó.
-
Không gian đẹp19/06/2020Đôi vợ chồng muốn loại bỏ sự tách biệt giữa con người và thiên nhiên, để bản thân cũng như các con có môi trường phát triển toàn diện.