Đó là khẳng định của Phóthủ tướng thường trực Nguyễn Sinh Hùng trong trả lời chất vấn Quốc hội sángqua 12.6. Phó thủ tướng cũng giải đáp nhiều câu hỏi liên quan đến việc chonước ngoài thuê đất trồng rừng, tình trạng thiếu điện...
Chính phủ không nuôngchiều ngành điện
Không hẹn mà gặp, cả 3 ĐB đầutiên chất vấn Phó thủ tướng Nguyễn Sinh Hùng đều nêu một bức xúc: thiếuđiện, dân khổ, doanh nghiệp lao đao. ĐB Lê Văn Cuông (Thanh Hóa) đề nghị Phóthủ tướng lý giải nguyên nhân: “Vì sao tình trạng thiếu điện dù đã phảnánh nhiều lần nhưng không những không được khắc phục mà còn trầm trọng hơn?Trách nhiệm thuộc về ai?”. ĐB Vũ Quang Hải (Hưng Yên), rồi ĐB Ngô VănMinh (Quảng Nam) cùng chất vấn: “Việc thiếu điện, cắt điện luân phiên tácđộng tới các chỉ tiêu phát triển kinh tế như thế nào? Ngành điện nói đến năm2020 vẫn chưa giải quyết được tình trạng thiếu điện là thiếu quyết tâm,thiếu nguồn lực hay thiếu tiền?”.
Theo Phó thủ tướng, nguyênnhân thiếu điện là do kết quả kêu gọi đầu tư trong và ngoài nước vẫn chậm sovới kế hoạch; thiết bị sản xuất lạc hậu tiêu tốn nhiều điện năng; thất thoáttruyền tải vẫn lớn và có cả lý do cá nhân, tổ chức sử dụng chưa thật sự tiếtkiệm. “Trách nhiệm thiếu điện ở đâu, thì chính là ở Chính phủ, ở Thủtướng Chính phủ và những người giúp việc Thủ tướng được giao lo việc này,trong đó có Bộ Công thương và trách nhiệm trực tiếp là Tập đoàn điện lực(EVN). Thủ tướng cũng đã liên tục tổ chức kiểm điểm để làm rõ trách nhiệm”,Phó thủ tướng Nguyễn Sinh Hùng khẳng định, đồng thời cho biết Chính phủ đangtổ chức lại ngành điện từ đầu tư cho đến phân phối, bán điện. Nếu 10 năm tớimà chuyển được cơ cấu kinh tế sang phát triển chiều sâu, đổi mới kỹ thuậtthì sẽ đủ điện.
![]() |
Phó thủ tướng thường trực Nguyễn Sinh Hùng trả lời chất vấn tại phiên họp - Ảnh: Nguyễn Thế Dũng |
Phó thủ tướng vừa dứt lời, 3ĐB đồng loạt bấm nút chất vấn tiếp. “Nhưng thiếu điện như thế thì dự báovề tình hình điện năng của Chính phủ thế nào? Điều hành của Chính phủ vớiEVN có quyết liệt không, hay vẫn còn nuông chiều với lý do tập đoàn này khicần tăng giá điện thì bảo lỗ, khi cần tiền thưởng thì nói lãi?”, ĐBCuông hỏi. Còn ĐB Ngô Văn Minh “nhắc” Phó thủ tướng trả lời về tác độngthiếu điện tới chỉ tiêu phát triển tăng trưởng kinh tế.
“Thủ tướng đã phê bìnhEVN, chả nuông chiều tí nào đâu”, Phó thủ tướng nói. Ông cũng cho biết,một trong những nhiệm vụ trọng tâm của Bộ Công thương và Chính phủ từ nayđến cuối năm là khắc phục tình trạng thiếu điện.
Sai thì phải xử lý tráchnhiệm
Chưa giải tỏa bức xúc vềchuyện cấp phép cho DN nước ngoài thuê đất trồng rừng, ĐB Ngô Văn Minh đặtcâu hỏi: “Tại sao khi các đồng chí hưu trí phản ánh thì Chính phủ mớibiết, trách nhiệm thuộc về ai, và còn những ai phải chịu trách nhiệm ngoàiBộ NN- PTNT?”. Phó thủ tướng khẳng định: “Các địa phương đã làm đúngluật”, nhưng cũng cho biết khi rà soát lại nếu thấy có vấn đề, sẽ xử lýtrách nhiệm. Còn việc rút giấy phép đầu tư đã cấp thì không đơn giản. “Córút hay không sẽ theo quy định của pháp luật VN”, Phó thủ tướng chobiết.
ĐB Dương Trung Quốc (ĐồngNai) đặt vấn đề hầu như lãnh đạo các tỉnh đều học các khóa chính trị, quốcphòng, an ninh nhưng các quan chức chỉ cố ý vận dụng những kẽ hở của phápluật mà không đề cập tới ý thức chính trị, quốc phòng, an ninh. “Có xemxét xử lý cán bộ cấp phép hay không, Chính phủ có trách nhiệm thế nào?”,ĐB Dương Trung Quốc hỏi và Phó thủ tướng trả lời: “Việc cho thuê đấttrồng rừng dài hạn, sẽ tiến hành điều tra kiểm tra xem xét một cách đầy đủtrên phạm vi cả nước. Còn chuyện trách nhiệm cấp phép cho doanh nghiệp nướcngoài thuê đất trồng rừng sẽ có xem xét xử lý, nếu sai thì phải xử lý tráchnhiệm, còn xử đến mức nào thì tùy thực tế cụ thể để áp dụng”. Phó thủtướng nói thêm: “Trường hợp nếu các đồng chí làm đúng mà luật pháp có vấnđề thì cũng phải rút kinh nghiệm, trình ra Chính phủ để Chính phủ đề nghị QHsửa luật”.
“Tôi khẳng định là yêntâm”
Phó chủ nhiệm Ủy ban Các vấnđề xã hội của QH Đặng Như Lợi (ĐB tỉnh Cà Mau) đặt 4 câu hỏi với Phó thủtướng, trong đó có đường sắt cao tốc. “Phó thủ tướng có yên tâm với dự ánđường sắt cao tốc hay không, khi mà Bộ GTVT cái nhỏ còn chưa làm xuể thì nóigì đến cái lớn?”.
Phó thủ tướng: “Anh Lợihỏi tôi có yên tâm không, tôi khẳng định là yên tâm. Các đồng chí lo khôngbiết lấy tiền đâu để làm, tôi thì không lo”. Căn cứ của sự yên tâm này,theo lý giải của Phó thủ tướng, từ GDP năm nay chỉ có 106 tỉ USD nhưng đến2020 sẽ tăng lên 300 tỉ USD, năm 2030 sẽ lên 700 tỉ, 2040 ước đoán GDP cỡ1,2 - 1,4 nghìn tỉ USD. Đến 2050, khi hoàn thành toàn tuyến đường sắt caotốc, dự kiến GDP sẽ tăng gấp đôi.
“Đây là quyết tâm mang tầmchiến lược, khi VN thành nước công nghiệp vào năm 2020. Vì thế, không thểkhông làm đường sắt cao tốc”, Phó thủ tướng quả quyết.
Lo lắng vì trong 1/4 thế kỷtới, Chính phủ vẫn dự định vay vốn ODA để thực hiện các dự án hạ tầng trọngđiểm như đường sắt cao tốc, ĐB Dương Trung Quốc cho rằng vay ODA chỉ là giảipháp tình thế, nhất thời, “tựa như đứa trẻ được bú sữa mẹ, thậm chí bú sữavú nuôi và có khi phải bú sữa hàng xóm để lớn”, nhưng để chứng tỏ sự tự chủ,tự trọng, trưởng thành, nhiều quốc gia phấn đấu chấm dứt vay ODA càng sớmcàng tốt. “Xin hỏi Phó thủ tướng, ta đã có lộ trình “cai” ODA chưa?”,ông Quốc chất vấn. Phó thủ tướng khẳng định, nếu vay ODA với điều kiện nướcđó đưa tiền cho mình để tự quyết đầu tư, tự quyết mọi thứ thì tốt hơn nhưngnếu có ràng buộc về đấu thầu và điều kiện khác thì có thiệt về kinh tế,nhưng tính chung lại thì vốn vay ODA được đánh giá sử dụng có hiệu quả. Phóthủ tướng nhấn mạnh: “Tranh thủ nguồn ODA có hiệu quả càng dài càng tốt”.
Theo Minh Nguyệt
Thanh Niên