Sau Hy Lạp, cơn khủng hoảng nợ quốc gia đã lan sangmột quốc gia khác trong khu vực đồng euro là Bồ Đào Nha. Theo hãng tin AP, nợquốc gia Bồ Đào Nha ước tính sẽ là 84% GDP vào cuối năm nay.
Lãi suất nợ nước ngoài chiếm8% GDP. Tình trạng căng thẳng trên các thị trường đã lên tới mức đỉnh điểmsau khi công ty xếp hạng tín nhiệm hàng đầu Standard & Poor"s (S&P) hạ mứctín nhiệm nợ dài hạn và trung hạn của trái phiếu Hy Lạp xuống một lúc 3 bậc,từ BBB+ xuống BB+. Với trái phiếu bị liệt vào dạng "vô giá trị", giờ đâykinh tế của Hy Lạp bị xếp ngang bằng với các nước như Colombia, Romania vàAzerbaijan, theo hãng tin Reuters.
Đây là sự mất mặt chưa từngcó đối với một nước thuộc khu vực đồng euro và là mức xếp hạng tồi tệ nhấtcủa thành viên EU kể từ khi đồng tiền chung ra đời vào năm 1998. Chưa hết,S&P cũng hạ mức tín nhiệm về nội tệ và ngoại tệ của Bồ Đào Nha xuống 2 điểm,từ A+ xuống A-. Đánh giá của S&P làm dấy lên mối lo ngại rằng đồng euro cóthể mất giá khủng khiếp. Các nhà nắm trái phiếu chính phủ được cảnh báo rằngcó thể mất đến 50% giá trị trái phiếu khi nước này tái cấu trúc lại nợ nần.
Trước những thông tin xấu từNam Âu, các thị trường chứng khoán châu Âu tiếp tục giảm mạnh vào hôm qua,với các chỉ số chứng khoán hàng đầu giảm từ 2,5 đến 6%. Tại London, chỉ sốFTSE giảm 2,6% hoặc 150,33 điểm xuống còn 5.603,52, còn cổ phiếu tại Parisvà Frankfurt cũng sụt hơn 2% trong phiên mở cửa hôm 28.4. Chứng khoán tạicác thị trường châu Á tiếp tục sụt giá vào hôm qua, với chỉ số Nikkei củaNhật Bản giảm 2,6%, Kospi Hàn Quốc giảm 0,9%, Hang Seng Hồng Kông giảm 1,5%.
Trong khi đó, giá vàng giaongay lại tăng, được giao dịch với giá 1.163,40/ounce, tăng 5,7 USD so vớilúc đóng cửa thị trường tại New York hôm 27.4. Cả đồng euro và bảng Anh đềutrượt giá mạnh so với đồng USD, với giá trị euro giảm 13% so với USD kể từtháng 12 năm ngoái.
Hiện người ta lo ngại rằng BồĐào Nha có thể là nền kinh tế kế tiếp đề nghị giúp đỡ, theo sau là quốc gianợ nần ngập đầu khác như Tây Ban Nha và có thể cả Ireland.
Theo