Đôi khi, cánh tài xế chỉ tốn2.000 đồng để làm mát cho xe.
Theo anh Trường, một tài xế taxi,khi đỗ xe ôtô ngoài trời nắng, người lái không nên đóng kín cửa kính. Thay vàođó, người lái nên để một khe hở nhỏ ở cửa kính để không khí bên trong và bênngoài xe có thể lưu thông, tránh tình trạng chênh lệch nhiệt độ quá nhiều.
Khởi động trước chuyến đi
Anh Trường cho biết thêm: “Khi người lái quay trở lại sau mộtthời gian đỗ xe ngoài trời nắng, việc đầu tiên cần làm là mở tất cả cửa để tạosự cân bằng giữa nhiệt độ trong và ngoài. Sau đó, người lái mới đóng kín cửa vàbật máy lạnh. Làm như vậy, cả người lái lẫn hành khách khi bước vào bên trong xesẽ cảm thấy thoáng hơn. Bản thân nội thất xe cũng sẽ được làm lạnh nhanh hơn”.
Ngoài kinh nghiệm chống nóng của các tài xế, cánh thợ sửa xe cũngcho lời khuyên: “Để xe được làm mát nhanh thì hệ thống máy lạnh bên trong xe cầnđược bảo dưỡng thường xuyên. Tài xế nên kiểm tra, bảo trì xe định kỳ, mua cácloại phụ gia giúp thông lọc dàn lạnh và đổ vào theo hướng dẫn để tránh một số sựcố như bụi gây tắc nghẽn, gỉ sét... Bên cạnh đó, việc bảo dưỡng máy lạnh thườngxuyên sẽ giúp xe tiết kiệm xăng đáng kể khi sử dụng”.
![]() |
Kinh nghiệm khi đi đường dài
Trong những chuyến đi đường trường, không phải lúc nào người láicũng có sẵn những miếng vè bạc để chống nóng cho nội thất xe. Ngoài ra, nhữngvật dụng thường được dùng để che nắng như áo, vải, mũ, nón… đều không thể manglại hiệu quả chống nóng tốt. Theo những người có kinh nghiệm, không vật dụng nàochống nóng rẻ và hiệu quả bằng một tờ báo giấy.
Anh Tuấn hiện đang làm nghề láixe cho biết, chỉ với một tờ báo Hà Nội Mới trị giá 2.000 đồng cài lên khe kínhcửa sổ, anh đã đưa khách đi xuyên Việt từ Bắc vào Nam mà không hề cảm thấy mệtmỏi bởi ánh nắng thiêu đốt của mùa hè.
Ngoài ra, anh Tuấn tiết lộ: “Trên những chặng đường dài, việcphun nước rửa kính lên kính trước của xe cũng giúp người lái cảm thấy mát hơnphần nào”.
Chưa hết, trên đường đi, nếu tài xế chủ động điều chỉnh nhiệt độcủa điều hòa trong xe sao cho phù hợp cũng sẽ giúp người ngồi không bị shocknhiệt khi bước ra ngoài. Đồng thời, đây còn là bí quyết để giảm tải cho động cơvà tiết kiệm nhiên liệu.
Trước khi dừng xe
Anh Hưng, một tài xế taxi, cho hay: “Mỗi khi gần đến điểm dừng,tôi thường tăng dần nhiệt độ trong xe lên. Việc này sẽ giúp nhiệt độ trong xegần bằng với bên ngoài, từ đó giúp người ngồi không bị shock do chênh lệch nhiệtđộ khi xuống xe, đặc biệt là những người có sức khỏe yếu và các em nhỏ”.
Các biện pháp chống nóng khác
Bên cạnh những kinh nghiệm chống nóng cho xe ôtô của những tài xếlâu năm, hiện nay trên thị trường cũng có rất nhiều biện pháp chống nóng kháccho xe như phim dán kính, vè bạc phản quang, bạt phủ ôtô cách nhiệt… Người dùngcó thể lựa chọn các giải pháp chống nóng phù hợp với túi tiền của mình. Tấtnhiên, cũng đừng quên những kinh nghiệm miễn phí nhưng có ích của các tài xếgiàu kinh nghiệm.
Theo Hiền Xăm
Autopro