Trong khi Nhật Bản và một sốnước đã linh hoạt và nới lỏng hơn chính sách tiền tệ nhằm khuyến khích cho vaythúc đẩy phát triển kinh tế sau suy thoái kinh tế thì Việt Nam vẫn chưa thực sựnới lỏng chính sách này.
Từ thực tế nền kinh tế, nới lỏnghơn nữa tín dụng đang là đòi hỏi khách quan cần được xử lý sớm.
Nhiều nước vẫn nới lỏng chính sách tiền tệ
Kinh tế Việt Nam năm 2010 đã điqua 5 tháng với bức tranh nhiều màu sắc. Các chỉ số kinh tế vĩ mô cho chúng tathấy đây là giai đoạn không mấy thuận lợi cho ổn định và tăng trưởng kinh tế, cụthể: GDP quý 1 tăng 5,83%; chỉ số giá tiêu dùng (CPI) trong 5 tháng đầu năm tăngđến 4,5%; tổng kim ngạch xuất khẩu 5 tháng ước đạt 25,83 tỷ USD, tăng 12,6% sovới cùng kỳ năm 2009, tổng kim ngạch nhập khẩu 5 tháng ước đạt 31,2 tỷ USD; tíndụng trong 4 tháng đầu năm tăng 5.58%, lãi suất cơ bản được giữ ở mức 8%...
|
Nới lỏng chính sách tiền tệ, doanh nghiệp sẽ có nhiều cơ hội tiếp cận vốn |
Cùng với sự vận động củanền kinh tế, chính sách tiền tệ trong những tháng đầu năm có những diễnbiến khá đặc biệt, cụ thể: Trước nguy cơ lạm phát tái diễn do tăngtrưởng tín dụng cao (khoảng 37,7% vào cuối năm 2009), với một loạt cácbiện pháp mạnh tay của Chính phủ, tăng trưởng tín dụng đã được kiểm soát,các yếu tố làm ảnh hưởng đến thanh khoản của các ngân hàng thương mạitừng bước được loại trừ, lạm phát.
Để hiểu rõ phần nào kết quả đãđạt được, chúng ta cần hiểu kinh tế Việt Nam phát triển trong bối cảnh khủnghoảng kinh tế thế giới đang dần lùi xa nhưng hậu quả của nó chưa thể khắc phụctrong thời gian ngắn. Trong điều kiện đó, Trung Quốc vẫn kiên trì chính sách ổnđịnh đồng tiền và kích thích kinh tế. Tại Nhật Bản, các nhà hoạch định chínhsách đã quyết định nới lỏng hơn nữa chính sách tiền tệ nhằm khuyến khích các tổchức tài chính cho vay nhiều hơn.
Ngân hàng Trung ương Nhật Bản (BOJ)tăng gấp đôi những khoản vay ngắn hạn với lãi suất thấp dành cho các ngân hàng,lên mức 20.000 tỷ yên (220 tỷ USD), trong khi giữ nguyên lãi suất cơ bản ở mức0,1%/năm (vốn đã được áp dụng từ tháng 12-2008 tới nay). Tại Mỹ, theo đánh giácủa Chính phủ Obama, thâm hụt tài chính Mỹ năm tài khóa 2010 sẽ tiếp tục tăng,ước đạt 1.560 tỷ USD (khoảng 10% GDP) nhưng vẫn giữ lãi suất ở mức thấp kỷ lục.
Trong bối cảnh các nước lớn trênthế giới và có quan hệ kinh tế mật thiết với Việt Nam vẫn hỗ trợ nền kinh tế mộtcách tích cực dẫn đến chúng ta cũng nên xem lại chính sách thắt chặt tín dụng đãthực hiện trong thời gian qua.
Quay trở lại kinh tế Việt Nam,sau giai đoạn mang tính “cầm cự” đầu năm, một chu kỳ tăng trưởng kinh tế đã bắtđầu xuất hiện thông qua một loạt các chỉ số: Tốc độ xuất khẩu tăng, thâm hụtthương mại giảm, chỉ số lạm phát chỉ tăng nhẹ trong hai tháng 4 và 5, lãi suấtcho vay ở mức chấp nhận được và có thể giảm theo định hướng của Chính phủ (khoảng13-14%).
Về chính sách tiền tệ, trongnhững tháng đầu năm 2010, có lẽ lo ngại hậu quả do việc tăng mạnh tín dụng vàocuối năm 2009, Ngân hàng Nhà nước đã “mạnh tay” thực hiện thắt chặt tín dụng, dovậy trong 4 tháng đầu năm tín dụng chỉ tăng 5,5%. Nhiều lĩnh vực kinh tế, nhiềudoanh nghiệp khó có cơ hội tiếp cận các nguồn vốn.
Vì lẽ đó, đóng góp của tín dụngvào tăng trưởng GDP 5,83% quý 1 năm 2010 là khiêm tốn, không rõ nét. Đánh giátình hình kinh tế - xã hội 4 tháng đầu năm 2010, Ủy ban Kinh tế Quốc hội chorằng, “tốc độ sụt giảm quá nhanh của mức tăng tổng dư nợ tín dụng làm cho cácdoanh nghiệp khó tiếp cận đủ vốn để duy trì sản xuất và thanh khoản của nền kinhtế trở nên khó khăn”.
Ở Việt Nam, việc thắt chặt tíndụng trong thời điểm đầu năm 2010 là cần thiết nhưng hơi “mạnh tay”. Vào thờiđiểm hiện nay, xem xét lại chính sách tín dụng cũng là việc nên làm và điều kiệnkhách quan của nền kinh tế cũng đòi hỏi có sự thay đổi nhằm hỗ trợ tốc độ tăngtrưởng.
Chia sẻ với quan điểm điều chỉnhchính sách tín dụng trong giai đoạn hiện nay, trong lần trả lời báo chí mới đây,ông Vũ Viết Ngoạn, Phó Chủ nhiệm ủy ban Kinh tế Quốc hội đưa ra đề nghị “nêngiảm bớt mức độ thắt chặt chính sách tiền tệ trong bối cảnh hiện tại, nhằm tiếptục kéo mặt bằng lãi suất đi xuống”.
Tuy nhiên, chủ trương giảm bớtmức độ thắt chặt chính sách tiền tệ cũng đang gặp lực cản khá mạnh, đó là một sốngân hàng thương mại cổ phần trong những ngày gần đây tăng lãi suất huy động đến“kịch trần” 11,9%. Nếu việc tăng lãi suất huy động chỉ có một số nhất định ngânhàng tham gia và có nguyên nhân “phi tín dụng” thì vấn đề là bình thường, ngượclại việc tăng lãi suất huy động như những ngày qua kéo dài và nhiều ngân hàngtham gia thì vấn đề sẽ không đơn giản, cần nghiên cứu, phân tích kỹ càng.
Nới lỏng tín dụng đang là đòi hỏikhách quan của nền kinh tế Việt Nam trong giai đoạn hiện nay. Năm 2010 không cònnhiều, tăng trưởng kinh tế muốn đạt hoặc vượt chỉ tiêu đề ra, cần có nhiều “lựcđẩy” và lực đẩy đó chính là nới lỏng tín dụng.
Theo Lưu Văn Vinh
Tiền Phong