Nhận định trên được đưa ratrong bối cảnh kinh tế Nga suy thoái mạnh trong năm qua, “tụt” 7,9% trongnăm 2009.
|
Theo Pravda, nguyên nhânchính cho sự sụt giảm là việc Nga phụ thuộc quá lớn vào những nguyên vậtliệu thô, chủ yếu là dầu thô và khí đốt; cũng như nước này đi vay quá nhiềutrước khi bão kinh tế xảy ra.
Nhưng nhờ sự điều hành hợp lý của Chính phủ Vladimir Putin, Nga đã thoátkhỏi thảm họa kinh tế. Các trụ cột của nền kinh tế, điển hình là hệ thốngngân hàng, đã được bảo vệ.
|
Nga phụ thuộc lớn vào những nguyên vật liệu thô |
Dù vậy, theo Le Figaro, cuộckhủng hoảng vừa qua buộc Chính phủ Nga phải thay đổi, tập trung vào kích cầutrong nước và phát triển công nghệ.
Nhận định này cũng khá tươngđồng với Tổng thống Nga Dmitry Medvedev khi ông kêu gọi cải cách sâu rộngnền kinh tế Nga vì cho rằng, mô hình kinh tế thời Liên Xô không hợp thời nữa,sự hồi sinh của nước Nga phụ thuộc vào hiện đại hóa dựa trên các thể chế dânchủ.
Tổng thống khẳng định, nềnkinh tế dựa vào dầu khí cần đi kèm với các chương trình đầu tư kỹ thuật cao.Các công ty quốc doanh khổng lồ phải giải quyết chủ đề chịu trách nhiệm vànâng cao tính minh bạch.
Ông Medvedev nhấn mạnh: "Thayvì duy trì nền kinh tế lạc hậu dựa trên khai thác nguyên liệu thô, chúng tacần tạo ra nền kinh tế thông minh, kiến thức và kỹ thuật hàng đầu, sản xuấtra hàng hóa và dịch vụ có ích cho người dân”.
![]() |
Nga tập trung đầu tư vào công nghệ |
Và trước việc hơn một triệungười Nga có nguy cơ mất việc làm, ông Medvedev kêu gọi: "Chúng ta không thểđợi mãi được. Chúng ta cần phát động đợt hiện đại hóa công nghiệp quy mô lớn.Sự sống còn của quốc gia giữa thế giới hiện đại phụ thuộc vào điều này”.
Tổng thống Nga nói thêm:Chính phủ cần minh bạch hơn, tham nhũng sẽ bị trừng phạt. Các doanh nghiệpthiếu hiệu quả cần được giải quyết theo thủ tục phá sản hoặc dừng hoạt động.Chính phủ sẽ không bảo vệ những doanh nghiệp này mãi mãi.
Ông Medvedev cũng hứa sẽ tăngcường thể chế dân chủ nhưng không quên cảnh báo, bất cứ ý đồ nào nhằm phá vỡsự ổn định của quốc gia sẽ bị chặn đứng và cam kết theo đuổi chính sách đốingoại thực dụng, với mục đích nâng cao mức sống của người Nga.
![]() |
Nga sẽ theo đuổi chính sách đối ngoại thực dụng |
Theo Pravda, lịch sử cho thấykhông nhiều quốc gia thành công khi đa dạng hóa kinh tế, có chăng cũng chỉlà Na Uy và Australia. Tuy nhiên, kinh nghiệm thu được từ hai quốc gia nàycũng không nên được bê nguyên xi, áp dụng dụng cho Nga bởi khác với Moscow,Oslo và Canberra có nhiều kinh nghiệm phát triển kinh tế thị trường...
Ngoài ra, họ cũng không mắcphải điểm yếu của Nga: phần lớn ngành công nghiệp khai thác khoáng sản nằmtrong tay các doanh nghiệp nhà nước, thiếu tính cạnh tranh, khó hiện đại hóa.
Do đó, việc Nga bắt chước yhệt hoặc copy công nghệ của các nước khác có thể biến thành thảm họa. TheoPravda, Nga nên học tập Trung Quốc: nhập khẩu và thích ứng với những côngnghệ hiện có.
Theo Nam Việt