10 dấu hiệu báo động ở trẻ, nếu không khắc phục sớm sẽ tạo thành khiếm khuyết về tính cách

Dưới đây là 10 biểu hiện thường thấy của trẻ có tính mặc cảm, tự ti. Cha mẹ nên lưu ý những hành vi của con để có phương pháp khắc phục kịp thời.

Nếu trẻ luôn trong trạng thái buồn bực, khó chịu, tinh thần sa sút, cảm xúc trở nên tiêu cực một cách vô duyên vô cớ, dù làm gì cũng không thấy vui thì đó là một dấu hiệu đáng báo động về tính cách.

Clip những dấu hiệu báo động ở trẻ

Tự ti là một dạng khiếm khuyết về tính cách và được hình thành từ thời thơ ấu của con người. Lẽ đương nhiên, tự ti sẽ gây nên những ảnh hưởng tiêu cực đến tinh thần của trẻ, càng khiến tâm sinh lý phát triển không khỏe mạnh.

Dưới đây là 10 biểu hiện thường thấy của trẻ có tính mặc cảm, tự ti. Cha mẹ nên lưu ý những hành vi của con để có phương pháp khắc phục kịp thời.

1. Tâm trạng sa sút trong thời gian dài

10 dấu hiệu báo động ở trẻ, nếu không khắc phục sớm sẽ tạo thành khiếm khuyết về tính cách - Ảnh 1.

Tự ti là một dạng khiếm khuyết về tính cách và sẽ gây nên những ảnh hưởng tiêu cực đến tinh thần của trẻ (Ảnh minh họa).

Nếu trẻ luôn trong trạng thái buồn bực, khó chịu, tinh thần sa sút, cảm xúc trở nên tiêu cực một cách vô duyên vô cớ, dù làm gì cũng không thấy vui thì đó là một dấu hiệu đáng báo động. Những biểu hiện trên của trẻ nhiều khả năng do tâm lý mặc cảm gây nên, kéo dài thời gian sẽ chỉ khiến vấn đề trở nên càng trầm trọng.

2. Trẻ quá nhút nhát

Trẻ em, đặc biệt là các bé gái thường có xu hướng nhút nhát và hay xấu hổ. Tuy nhiên, nếu trẻ có biểu hiện quá nhút nhát như: không dám hát trước bạn bè, không dám xuất hiện trước nhiều người, không dám tiếp xúc với người lạ... thì có khả năng sâu trong nội tâm của bé đã ẩn chứa một phần tâm lý tự ti khá lớn.

3. Trẻ không muốn kết bạn

Thông thường, trẻ em hay thích giao tiếp với bạn bè của chúng và đặc biệt coi trọng tình bạn. Thế nhưng, những bé có tâm lý tự ti sẽ cảm thấy khó khăn trong việc kết bạn, cụ thể là bé thường không hứng thú với việc giao lưu bạn bè và cảm thấy đó là một điều gì đó đáng sợ, cần phải đề phòng.

10 dấu hiệu báo động ở trẻ, nếu không khắc phục sớm sẽ tạo thành khiếm khuyết về tính cách - Ảnh 2.

Trẻ tự ti thường không hứng thú với việc giao lưu bạn bè và cảm thấy đó là một điều gì đó đáng sợ, cần phải đề phòng (Ảnh minh họa).

4. Trẻ khó tập trung

Trẻ có lòng tự ti cao thường khó hoàn toàn tập trung khi học tập hay vui chơi hoặc chỉ tập trung được trong một khoảng thời gian rất ngắn. Đây là một hệ quả nghiêm trọng và không thể tránh khỏi mà tâm lý mặc cảm gây ra cho trẻ.

5. Trẻ hay nghi ngờ

Trẻ tự ti vô cùng nhạy cảm với những lời đánh giá từ phía phụ huynh, thầy cô giáo và bạn bè, hơn nữa chúng càng không thể chấp nhận được việc bị người khác phê bình và việc đó sẽ mãi canh cánh trong lòng. Cứ tiếp tục như vậy, trẻ còn có xu hướng đa nghi, thường xuyên vô cớ nghi ngờ người khác không thích mình rồi tự trách bản thân.

6. Trẻ “khao khát” được khen ngợi

Mặc dù trẻ tự ti luôn đánh giá mình thấp kém hơn người khác nhưng chúng lại khao khát được nhận lời khen từ bố mẹ, thầy cô hơn ai hết. Thậm chí vì điều này, trẻ có thể dùng những phương thức không thành thật, không đúng đắn như dối trá hay gian lận trong kì thi...

10 dấu hiệu báo động ở trẻ, nếu không khắc phục sớm sẽ tạo thành khiếm khuyết về tính cách - Ảnh 3.

Trẻ tự ti đặc biệt nhạy cảm với lời nhận xét từ phía mọi người (Ảnh minh họa).

7. Đố kỵ, hạ thấp người khác

Một phản ứng khó hiểu nữa của trẻ có tính tự ti là: thường xuyên đố kỵ với người khác. Ví dụ như khi thấy bạn bên cạnh được thầy cô khen ngợi, trẻ tự ti sẽ có cảm giác khó chịu, nghiến răng nghiến lợi, thậm chí đêm mất ngủ vì việc này. Chuyên gia tâm lý nhận định, đây được coi là cách trẻ giải phóng cảm xúc khi muốn giảm nhẹ áp lực do tâm lý mặc cảm gây ra, mặc dù cách này hoàn toàn không hiệu quả.

8. Trẻ không chịu cầu tiến

Phần lớn trẻ tự ti có biểu hiện dễ dàng bỏ cuộc, không chịu cầu tiến vì chúng cho rằng, tại bản thân mình không tốt nên dù có nỗ lực thế nào cũng không thể khá hơn được. Nghiêm trọng hơn nữa, trẻ còn có những biểu hiện tự ngược đãi bản thân như cố tình chạy nhảy ngoài đường, ra ngoài lúc nửa đêm, ốm không chịu uống thuốc chữa bệnh... hay cố ý đẩy bản thân vào thế nguy hiểm. Trong trường hợp bị cha mẹ khiển trách, đứa trẻ ấy cũng lấy lí lẽ rằng: “Dù sao mình cũng kém hơn người khác” ra để biện minh cho sự chậm tiến của bản thân.


Phần lớn trẻ tự ti có biểu hiện dễ dàng bỏ cuộc, không chịu cầu tiến vì chúng cho rằng, tại bản thân mình không tốt nên dù có nỗ lực thế nào cũng không thể khá hơn được (Ảnh minh họa).

9. Trẻ sợ cạnh tranh, thi đấu

Trong số trẻ tự ti, có những bé vô cùng kỳ vọng đạt được thành tích vượt trội trong các kỳ thi, cuộc đấu, hội diễn... nhưng cũng có ngoại lệ. Nhiều bé cực kỳ thiếu tự tin với chính năng lực của bản thân dẫn đến việc chúng mặc nhận rằng mình không có hy vọng nào giành được chiến thắng. Vì vậy, phần lớn trẻ tự ti đều có xu hướng trốn tránh tham gia các cuộc thi. Cũng có trường hợp trẻ miễn cưỡng đăng ký tham dự thi đấu vì được mọi người khích lệ nhưng đến giây phút quan trọng lại rút lui, “đào ngũ”.

10. Biểu đạt ngôn ngữ kém

Theo thống kê của giới chuyên gia, 80% trẻ tự ti đều có biểu đạt ngôn ngữ tương đối kém. Biểu hiện đặc trưng có thể là bé nói lắp, diễn đạt không liền mạch, thiếu cảm xúc trong lời nói hoặc vốn từ nghèo nàn... Chuyên gia nhận định, nguyên nhân là do sự mặc cảm quá lớn đã cản trở hoạt động của phần não phụ trách hệ thống ngôn ngữ gây ra.

Nguồn: happytifyye

Theo Trí Thức Trẻ

báo động ở trẻ

Nuôi Dạy Con


Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.