- Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
- Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
- Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
- Mục này không có nhuận bút.
10 nhận thức sai lầm về việc dạy con, nhiều phụ huynh đang phạm phải mà không nhận ra
Rất nhiều bố mẹ dạy con theo cách của người đi trước, bạn bè hay người thân mà không có kiểm chứng, phân tích khoa học.
Rất nhiều bố mẹ dạy con theo cách của người đi trước, bạn bè hay người thân mà không có kiểm chứng, phân tích khoa học. Điều này sẽ ảnh hưởng không nhỏ đến sự phát triển của trẻ.
Hai nhà tâm lý học người Mỹ đã tiến hành nghiên cứu một lượng lớn học thuật và văn hiến, đồng thời tổng hợp ý kiến đồng thuận chủ đạo trong giới học thuật đương đại, cuối cùng họ sáng tác ra cuốn "Những thắc mắc lớn về sự trưởng thành của trẻ".
Cuốn sách này đã chỉ ra 50 thắc mắc về sự trưởng thành của trẻ, còn bài viết này đã chọn ra 10 quan điểm đại diện trong đó. Tuy các thắc mắc trong lĩnh vực dạy trẻ có những nhận thức sai lầm nhưng mọi người đều thừa nhận nó là phổ biến.
1. Đòn roi có dạy nên con cái hiếu thảo không?
Rất nhiều người Việt Nam cho rằng người Mỹ đều không đánh con. Người Mỹ đánh con là phạm pháp. Thực ra ở Mỹ không được ngược đãi trẻ em. Thi thoảng đánh con ở mức độ nhẹ thì hợp pháp. Vậy phương pháp dạy con bằng đòn roi có tác dụng không?
Nghiên cứu khoa học phát hiện ra rằng, phải xét trên phương diện thời gian, muốn ngăn chặn một lỗi của con, nếu trong thời gian ngắn thì đòn roi hữu hiệu hơn giảng giải đơn thuần.
Nhưng xét trong thời gian dài, nếu muốn để con hiểu được lý lẽ và cả đời không mắc phải lỗi này nữa thì đánh đòn như thế không ích lợi gì. Huống hồ đánh nhiều còn làm tổn thương tình cảm của bố mẹ với con cái và tổn hại tính cách của trẻ.
2. Thân thiết hơn với con có giúp ích cho sự phát triển quan hệ tình thân không?
Rất nhiều người cho rằng, thân thiết với con có lợi cho sự trưởng thành của con. Chẳng hạn trong 2 tiếng đầu khi vừa chào đời, đứa trẻ cần ở sát bên mẹ; nên kéo dài thời dài nuôi con bằng sữa mẹ, ngủ cùng giường với mẹ…
Nhưng khoa học nghiên cứu phát hiện ra rằng: "giai đoạn mấu chốt 2 tiếng" không hề tồn tại; nuôi con bằng sữa mẹ chỉ có tốt trong một năm đầu, thế nên sau 1 tuổi cai sữa là hoàn toàn thích hợp. Tóm lại nuôi dưỡng quan hệ tình thân không phải dựa vào những hành động thân thiết này.
3. Ăn nhiều kẹo có khiến cho con quá hưng phấn không?
Một số chuyên gia giáo dục cho rằng, ăn quá nhiều kẹo sẽ khiến cho trẻ càng thích chơi, không chịu ngủ, không chịu khó học. Thậm chí có người cho rằng, trẻ thường xuyên ăn kẹo sẽ dễ mắc chứng tăng động.
Các nhà khoa học đã làm một thí nghiệm về chuyện này và kết luận là ăn kẹo không liên quan gì đến sự hưng phấn hay chứng tăng động của trẻ. Ăn quá nhiều kẹo đúng là không tốt nhưng kẹo không phải là liều thuốc hưng phấn, không ảnh hưởng được đến trạng thái tinh thần.
4. Xem chương trình truyền hình "Trò chơi trí tuệ" có giúp ích cho sự phát triển trí não của trẻ không?
Rất nhiều bố mẹ hy vọng có thể thông qua các chương trình Nhạc cổ điển và chương trình truyền hình "Trò chơi trí tuệ" giúp con thông minh hơn. Nghiên cứu khoa học chỉ ra rằng: Những thứ này không hề giúp ích gì cho trẻ dưới 2 tuổi.
Trẻ con rất giỏi bắt chước người trước mặt, người bên cạnh chứ không phải là trong ti vi. Thậm chí Học viện Nhi khoa Hoa Kỳ còn kiến nghị không cho trẻ dưới 2 tuổi xem ti vi. Trên thực tế, bất kỳ chương trình truyền hình nào cũng không giao tiếp được với trẻ như người thật.
5. "Rèn luyện trí óc" có giúp ích cho việc học tập của trẻ không?
Có chương trình "Rèn luyện trí óc" được doanh nghiệp quảng cáo là giúp trẻ thực hiện được một số động tác nhất định như bò trên mặt đất, ngáp, dùng ngón tay vẽ ký hiệu trong tưởng tượng...
Họ giới thiệu rằng những điều này có thể thúc đẩy sự phát triển trí óc của trẻ. Qua nghiên cứu những tương quan, các nhà khoa học phát hiện ra rằng: Không có bằng chứng đáng tin cậy nào chứng tỏ loại rèn luyện này có lợi cho trẻ.
6. Những đứa trẻ con một có được chiều hư và dễ trở nên ích kỷ không?
Trước đây, mọi người thường cho rằng: Những đứa trẻ con một được cả gia đình cưng chiều nên dễ sinh hư, không chỉ ích kỷ mà còn không giỏi hợp tác với người khác…
Cho dù nghiên cứu trẻ em nước nào thì kết luận cũng đều nhất chí rằng: Quan hệ giữa trẻ con một với bố mẹ càng tốt hơn, lòng tự trọng cao hơn, tham vọng đạt thành tích lớn hơn; hơn nữa trên phương diện tính cách không tồn tại "hiệu ứng con một".
Trước đây, mọi người lo rằng những đứa trẻ con một thiếu người bầu bạn nhưng lại bỏ qua mất việc chúng có thể có được cơ hội giao tiếp xã hội ngang hàng với bạn bè ở trường học.
7. Bố mẹ ly hôn có hủy hoại cuộc đời của con trẻ không?
Rất nhiều chuyên gia lên tiếng cảnh báo rằng, bố mẹ ly hôn sẽ ảnh hưởng không tốt đến con trẻ, thậm chí sẽ hủy hoại cả đời đứa trẻ.
Sau khi các nhà khoa học tổng hợp và phân tích 67 hạng mục nghiên cứu ảnh hưởng của chuyện ly hôn đến con cái đã đưa kết luận rằng: Đúng là có ảnh hưởng nhưng không hề lớn.
Chuyện ly hôn có ảnh hưởng khá nhỏ đến tâm lý và hành vi của con trẻ, ảnh hưởng đến thành tích học tập lại càng nhỏ hơn.
Vậy tại sao trẻ nhỏ trong gia đình ly hôn lại dễ có vấn đề về tâm lý? Đó không phải là bản thân việc ly hôn mà bởi những cuộc cãi vã bất tận trong gia đình. Các nhà khoa học còn phát hiện ra rằng, nếu trước khi ly hôn, bố mẹ nói rõ với con cái thì các con sẽ dễ dàng đối diện với chuyện này.
8. Trẻ nhỏ khóc rồi ngủ thiếp đi có lợi cho sự trưởng thành không?
Nếu con nhỏ quấy khóc buổi tối, phần lớn bố mẹ đều bế lên lắc khẽ, dỗ cho bé ngủ rồi đặt xuống giường.
Thực ra khi nghiên cứu một thí nghiệm ngẫu nhiên quy mô lớn cho thấy: Chỉ cần trẻ trên 6 tháng tuổi, khóc rồi ngủ thiếp đi sẽ không ảnh hưởng đến sức khỏe hay tình cảm của bé, mà nó còn giúp con trẻ học được việc kiểm soát cảm xúc và hình thành thói quen vào giấc ngủ một cách tự nhiên.
Ngược lại, dỗ trẻ ngủ có thể khiến con mất đi tính độc lập, hình thành thói quen ỉ lại. Nhưng trẻ nhỏ quấy khóc vì muốn thay bỉm hoặc bị ốm thì bố mẹ bắt buộc phải quan tâm.
9. Thứ tự chào đời của trẻ có ảnh hưởng nghiêm trọng đến tính cách không?
Con lớn ôn hòa, siêng năng, con thứ khá lười biếng, con út lại hướng ngoại và tích cực… Đây là sự sắp xếp thường xuất hiện trong các tác phẩm văn nghệ, đồng thời cũng là tổng kết của rất nhiều người về tính cách theo thứ tự trong gia đình của trẻ.
Trên thực tế, tuy các nhà khoa học thừa nhận rằng, thứ tự trong gia đình của trẻ có ảnh hưởng đến tính cách của trẻ nhưng cũng công nhận rằng ảnh hưởng đó vô cùng nhỏ.
10. Có nên thưởng vật chất cho trẻ không?
Một vài bố mẹ khích lệ con dọn dẹp phòng, chịu khó học… bằng những phần thưởng nhỏ. Trước đây chúng ta thường cho rằng: Không nên dùng vật chất để khích lệ vì nó sẽ khiến hành vi của trẻ biến chất.
Có điều nghiên cứu trong cuốn sách này phát hiện ra rằng có thể khích lệ bằng vật chất. Lúc đầu, có thể con sẽ làm một việc vì phần thưởng khích lệ nhưng sau này sẽ dần dần nuôi dưỡng, hình thành thói quen, cho dù có bỏ phần thưởng khích lệ đi thì cháu cũng vẫn làm.
Theo Trí Thức Trẻ