- Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
- Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
- Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
- Mục này không có nhuận bút.
11 bí quyết "thần thánh" giúp bạn xử lý trẻ ngỗ nghịch
Bạn đau đầu không biết làm thế nào khi con bạn quá nghịch ngợm, thích gây ồn ào và kém tập trung? Hãy tham khảo ngay 11 bí quyết sau đây.
Bạn đau đầu không biết làm thế nào khi con bạn quá nghịch ngợm, thích gây ồn ào và kém tập trung? Hãy tham khảo ngay 11 bí quyết sau đây.
1. Khiến trẻ bận rộn
Cựu giáo viên lớp 5 và chuyên gia tư vấn giáo dục Leah McDermott, M.Ed nói rằng hành vi gây ồn thường là dấu hiệu của sự buồn chán. “Sự chú ý của 1 đứa trẻ nhìn chung bằng số tuổi của nó cộng thêm 5, nghĩa là 1 đứa trẻ lớp 5 cũng chỉ duy trì sự chú ý của nó trong khoảng 15 phút”. Nếu trẻ nghịch ngợm thì đó là lúc nên chuyển hướng trẻ chú ý đến thứ gì khác (hoặc nơi khác) mới.
“Kể cả những việc như ngồi trên bàn hay trên sàn trong khi chúng đang ngồi trên ghế cũng có thể đã đủ mới mẻ”. Đoán trước được hành vi chính là cách ngăn chặn tốt nhất!
Nếu trẻ nghịch ngợm thì đó là lúc nên chuyển hướng trẻ chú ý đến thứ gì khác (hoặc nơi khác) mới.
2. Giúp trẻ đặt ra và đạt mục tiêu
Giáo viên lớp 3 Kelsie Corriston gợi ý nên có 1 cuộc nói chuyện logic và quan tâm với trẻ trong đó bạn đặt ra mục tiêu và 1 hệ thống để dõi theo trẻ. Ví dụ, bạn có thể làm 1 biểu đồ màu với cầu vồng dựa theo hành vi tốt và xấu. “Mỗi lần biểu đồ đó đi lên cũng hãy giúp trẻ ghi lại. Trẻ cần nghĩ về hành vi và hậu quả của chúng!”.
3. Cụ thể về những gì bạn muốn
Nguyên nhân chính gây ra ồn ào trong lớp học là do giáo viên có thể không rõ ràng về những việc học sinh nên làm. “Chỉ nói ‘Dừng lại ngay!’ hay ‘Yên lặng!’ là chưa đủ”, hiệu trưởng Dan Faas nói. "Thay vào đó, hãy thử ‘Cô cần các em ngừng nói chuyện trong 3...2...1'. ' hay 'Hãy quay về chỗ ngồi và khoanh tay trên bàn để cho cô thấy các em đã sẵn sàng học".
4. Hãy cứng rắn
Hãy trả lời thành thật: Bạn phản ứng thế nào khi trẻ không làm như bạn bảo? “Nếu bạn lờ đi 1 lần và phạt cấm túc cho lần tái phạm tiếp theo thì trẻ sẽ để ý’- giáo viên tên Faas nói. Nên hãy luôn cứng rắn, về cả điều bạn muốn trẻ làm và hậu quả nếu vi phạm. “Khi học sinh biết nên làm gì, chúng sẽ làm nó đều đặn".
5. Nên thưởng khi trẻ làm đúng thay vì chỉ phạt khi làm sai
Giáo viên lớp 6 Lily Marino tin rằng hầu hết mọi lúc, hành vi gây ồn là để gây sự chú ý. Giải pháp như thế nào? “Thưởng cho hành vi đúng hơn là phạt khi làm sai”, cô nói. “Nếu bạn chú ý tới trẻ đang làm việc đúng thì trẻ sẽ cố làm điều đúng thay vì sai.”
6. Biến hành vi tốt thành 1 trò chơi
Không có gì thúc đẩy trẻ hơn là 1 cuộc cạnh tranh thân thiện nho nhỏ. Thay vì đề xuất phần thưởng, trò chơi là 1 cách thú vị để khuyến khích hành vi tốt. “Nếu tôi muốn học sinh của mình làm gì đó đúng thì tôi đặt giờ và xem chúng có hoàn thành đúng giờ không”, cô giáo Lily Marino nói. "Phần lớn thời gian tôi không đưa ra phần thưởng, lũ trẻ chỉ muốn đánh bại thời gian vì chúng nghĩ đó là trò chơi”.
Tạo ra những trò chơi để khiến trẻ hứng thú hơn với các hành vi tốt.
7. Sử dụng tín hiệu mật đặc biệt
Tạo ra dấu hiệu bí mật giữa bạn và trẻ là 1 ví dụ khác của việc sử dụng vui thú để khuyến khích trẻ. "Tín hiệu đầu tiên có thể là 1 dấu hiệu động viên”, giáo viên Kelsie Corriston - người đã sử dụng những điều này trong lớp của mình, đề xuất. "Vài thứ có ý nghĩa là ‘Tiếp tục đi, con đang làm rất tốt!’. Tín hiệu thứ hai có thể ngụ ý hành vi không đúng mực. Ví dụ: ‘Nếu cô kéo tai thì nghĩa là con cần bắt đầu lại nhiệm vụ của mình”
8. Chú ý cách cư xử của bạn và của trẻ
Elena Guiterrez, 1 giáo viên tiểu học ở The Learning Experience, nói rằng lịch sự là đúng. “Dạy cho trẻ nói làm ơn, cảm ơn và xin lỗi cùng với cách cư xử trên bàn ăn. Nó sẽ giúp trẻ lớn lên khác với xu hướng muốn bản thân làm trung tâm như bẩm sinh của chúng. Qua đó chúng sẽ tự thấy được hành vi của mình ảnh hưởng đến mọi người xung quanh như thế nào.” Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng những trẻ cư xử đúng mực có mối quan hệ tốt hơn và cảm thấy tự tin hơn.
Cách cư xử của trẻ đối với bạn bè là một vấn đề đáng quan tâm.
9. Giao trách nhiệm cho trẻ
"Nhiều nhà tâm lý học và giáo viên đã tìm ra sự giảm thiểu đáng kể hành vi sai trái khi trẻ được giao trọng trách, bao gồm cả những việc vặt”, giáo viên Elena Guiterrez nói. Trẻ sẽ kiểm soát hành vi và ý thức hơn khi đáp ứng nhu cầu của người khác.
10. Dùng từ ngữ khôn khéo
Anna Perry, giám đốc điều hành của Seton Montessori Institute and Schools ở Illinois, nhấn mạnh việc chọn từ ngữ 1 cách khôn khéo để ngăn trước hành vi nổi loạn của trẻ. Cố hỏi trẻ những câu gợi ý trẻ đưa ra lựa chọn ngoài câu trả lời không hoặc có.
11. Đặt mình vào vị trí trẻ
Sau khi làm giáo viên và hiệu trưởng hơn 1 thập kỉ, Jesse McCarthy thường đặt ra những thách thức cho bậc phụ huynh. “Thay vì đặt ra những luật lệ vội vàng khi trẻ nghịch ngợm với những mệnh lệnh, hình phạt thì hãy tưởng tượng bạn sẽ muốn được đối xử như thế nào nếu bạn là trẻ”.
Dạy trẻ là một công việc không dễ dàng, bạn nên cân nhắc nhiều yếu tố cũng như biết đặt mình vào suy nghĩ của trẻ.
Theo Trí Thức Trẻ