- Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
- Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
- Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
- Mục này không có nhuận bút.
4 điều các bậc phụ huynh nhất định không được làm khi con cái bị bắt nạt ở trường
Nhiều phụ huynh đã có những phản ứng chưa thực sự đúng đắn khi con mình bị bắt nạt ở trường.
- Bí quyết để nuôi dạy nên những đứa trẻ tuyệt vời, trở thành “con nhà người ta” trong mắt người đời
- Trẻ có biểu hiện này chứng tỏ hiệu quả giáo dục của bố mẹ, cần tiếp tục phát huy để con lớn lên thành người tài giỏi
- Không đợi "mất bò mới lo làm chuồng", đây chính là những kĩ năng cơ bản mẹ phải dạy bé để tự bảo vệ bản thân trước khi quá muộn
Nhiều phụ huynh đã có những phản ứng chưa thực sự đúng đắn khi con mình bị bắt nạt ở trường. Điều đó không những không làm cho sự việc được giải quyết triệt để mà còn khiến hình tình nghiêm trọng hơn.
Bé Dao Dao 6 tuổi năm nay lên mẫu giáo lớn. Tuy nhiên so với bạn cùng trang lứa, Dao Dao có phần thấp, lại có chút béo. Một ngày, hai bạn nhỏ cùng lớp với Dao Dao đặt cho cô bé biệt danh là "Con béo". Dao Dao ngồi trong lớp không ngừng khóc, bé về nhà với tâm trạng buồn bã.
Mẹ cô bé biết được nguyên do liền đến phê bình hai bạn nhỏ đã trêu cười Dao Dao vì nghĩ rằng như vậy sẽ không có ai dám trêu cười con gái mình nữa. Tuy nhiên đến hôm sau, Dao Dao lại nghe thấy tiếng một bạn nam gọi mình: "Con béo của bà béo đến rồi kìa". Từ sự việc đó mới thấy, cách làm của mẹ Dao Dao chỉ như đổ thêm dầu vào lửa.
Trên thực tế, khi gặp con bị trêu đùa, giỡn cợt, các bậc phụ huynh cần tránh làm những cách làm sau:
1. Bàng quan, trách cứ con
Khi biết con bị trêu đùa, các bậc phụ huynh không nhận thức được điều đó mà còn quở trách con cái: "Việc cỏn con, chả có chút tiền đồ nào". Trẻ con thường rất để ý đến sự chê cười của người khác, trong lòng không an tâm. Nếu như liên tục bị trêu đùa, đứa trẻ sẽ phủ nhận bản thân, không tin tưởng, không dám tiếp xúc với người khác, thậm chị không dám đi học.
(Ảnh minh họa)
Đầu tiên, các bậc phụ huynh cần kịp thời giúp con mình đả thông tư tưởng, dẹp bỏ những cảm xúc xấu, có thể thông qua việc kể câu chuyện, ví dụ về tuổi thơ của những người thành công, nổi tiếng... nhằm khơi dậy sự tư tin cho con, giúp con thoải mái đi học.
2. Tố cáo với giáo viên
Tố cáo với giáo viên là cách làm rất quen thuộc và thường thấy của rất nhiều bậc phụ huynh khi con mình gặp phải tình huống này. Họ cho rằng dựa vào quyền uy của giáo viên, việc trêu đùa sẽ chấm dứt. Tuy nhiên, trên thực tế, cách làm này không phải lúc nào cũng đem lại hiệu quả.
(Ảnh minh họa)
Việc bị phụ huynh tố giác lên giáo viên chỉ làm những đứa trẻ bị tố giác càng thêm tức giận, có thể dẫn đến việc trêu đùa ngày một nghiêm trọng, bản thân con cái họ có thể gặp phải sự những sự bài xích từ các học sinh khác. Vì thế nếu không đến mức bất đắc dĩ thì đừng tìm đến giáo viên. Nếu như bắt buộc phải tìm đến, nhất định phải phản ánh khách quan và chân thực nhất tình hình, cùng với giáo viên tìm cách giải quyết.
3. Tìm đối phương nói lý lẽ
Có những bậc phụ huynh khi nhìn thấy con mình bị trêu đùa, cảm thấy uất ức, liền trực tiếp tìm đến tận nhà, lợi dụng việc mình là người lớn, quở trách hoặc cảnh cáo đứa trẻ. Cách làm này của các bậc phụ huynh chỉ là hình thức "ỷ lớn bắt nạt bé". Hơn nữa trong lúc tức giận, lời nói và hành động có thể quá gay gắt, khiến cho đứa trẻ cảm thấy người lớn đang ỷ thế đàn áp chúng. Hậu quả trực tiếp là làm cho con của mình bị cô lập.
(Ảnh minh họa)
Thực tế, các bậc phụ huynh không phải không thể tìm ra đứa trẻ có mâu thuẫn, mà nên chờ bản thân nguôi cơn giận, bình tâm, gọi riêng bé ra và nói về những hành vi mà bé đã làm cho con mình buồn, khiến cho bé nhận thức được hành vi của mình đã gây ra tổn thương cho người khác. Rất nhiều đứa trẻ trong lúc này sẽ nhìn nhận vấn đề với thái độ của một cô/cậu bé người lớn, từ đó chấm dứt việc bắt nạt bạn bè.
4. Dạy con lấy oán trả oán
"Người ta có mồm, con cũng có mồm, người khác chửi mình là "con béo" con cũng có thể chửi lại nó là "thằng khỉ gầy" – có những bậc phụ huynh thường dạy con mình như vậy khi gặp phải trường hợp bị bạn trêu đùa. Sau này khi có người cười nhạo con, con cười nhạo lại họ. Cách làm này khiến đứa trẻ có thói quen dùng ngôn ngữ hành vi đả kích để giải quyết vấn đề. Một khi đã hình thành thói quen, suy nghĩ không tốt trong lời nói, đứa trẻ sẽ gặp phải sự bài xích từ những người xung quanh về sau này.
(Ảnh minh họa)
Nếu nhất định cần hai đứa trẻ tự giải quyết vấn đề, hãy để hai đứa trẻ được cùng chơi đùa trong không khí vui vẻ, làm cho đối phương nhận thức được bản thân mình có liên quan đến niềm vui hay nỗi buồn của bạn mình. Lúc này con bạn có thể cùng với bạn nói ra suy nghĩ của mình, khiến đối phương chấm dứt hành động gây ra sự tổn thương.
Theo Helino