5 bước để giáo dục giới tính cho bé ở mọi độ tuổi

Việc giáo dục giới tính cho trẻ nên bắt đầu càng sớm càng tốt vì sự an toàn của chính bé.

Việc giáo dục giới tính cho trẻ nên bắt đầu càng sớm càng tốt vì sự an toàn của chính bé.

Khi nhắc đến cụm từ “giáo dục giới tính”, ai cũng nghĩ đến những câu chuyện tế nhị mà người lớn không nên nói với con mình, hoặc nếu nói cũng phải đợi đến khi bé có đủ nhận thức. Nhưng trên thực tế, giáo dục giới tính cần phải được tiến hành với bé ở bất cứ độ tuổi nào.

5 bước để giáo dục giới tính cho bé ở mọi độ tuổi - Ảnh 2.

Việc giáo dục giới tính cho trẻ nên được bắt đầu từ rất sớm.

1. Với trẻ từ 2 đến 3 tuổi

Ở tuổi này, bé đã bắt đầu tò mò về cơ thể mình, thể hiện qua việc bé thường chạm vào bản thân những lúc thay tã hoặc đi tắm. Đây cũng là lúc thích hợp để bạn dạy bé về những nơi gọi là “riêng tư”.

- Hãy dạy cho bé về bộ phận sinh dục theo cách khoa học. Có thể bạn sẽ không muốn nói cho bé nghe những từ gây đỏ mặt như “dương vật” hay “âm đạo” bởi bạn coi đó là những từ cấm kỵ, nhưng nếu không làm thế, bé sẽ cảm thấy chẳng có gì đáng xấu hổ khi để lộ “chim” của mình ở nơi công cộng.

5 bước để giáo dục giới tính cho bé ở mọi độ tuổi - Ảnh 3.

- Thiết lập giới hạn của việc đụng chạm cơ thể. Bạn phải chỉ cho bé biết bộ phận nào được coi là “vùng kín”, và bé không nên để lộ ra giữa chốn đông người, cũng như không nên nói với các bạn khác giới về những bộ phận đó. Tuy nhiên, bé có thể nói với bạn nếu bé tò mò về bất cứ chuyện gì.

- Thực hiện quy tắc “không bí mật” trong nhà. Bạn nên khuyến khích bé chia sẻ mọi vấn đề của bản thân dù là tế nhị nhất vì sự an toàn của chính bé, ví dụ như có ai đó đụng chạm vào cơ thể mình.

2. Với trẻ từ 4 đến 5 tuổi

Đây là độ tuổi rất tò mò và quá ngây thơ để hiểu rằng động chạm vào cơ thể người khác mà không có sự cho phép là chuyện cấm kỵ. Hãy nói với bé những điều này trước khi bé đến nhà trẻ.

- Đừng lảng tránh nếu bé hỏi em bé đến từ đâu. Bạn có thể giải thích một cách dễ thương mà chân thực bằng cách nói trong bụng mẹ có một quả trứng và bố đã gieo vào đó một hạt giống, từ đó em bé được hình thành.

5 bước để giáo dục giới tính cho bé ở mọi độ tuổi - Ảnh 4.

- Nói với bé khi nào thì được phép chạm vào người khác, để người khác chạm, hay chạm vào chính mình. Bé cần ý thức được rằng mình không nên để lộ vùng riêng tư ở nơi công cộng, không được chạm vào người khác nếu không được phép cũng như không cho phép người lạ chạm vào mình.

- Giải thích rằng cơ thể bé thuộc quyền sở hữu của bé. Nếu ai đó muốn ôm, hôn hoặc chạm vào bé, bé có quyền từ chối nếu không muốn. Với người khác cũng vậy, bé phải hỏi ý kiến nếu bé muốn tiếp xúc thân mật hơn.

3. Với trẻ từ 6 đến 9 tuổi


Bước vào giai đoạn này, các bé vẫn còn ngây thơ nhưng bắt đầu có sự tò mò nhất định. Bạn có thể lựa chọn những phương thức này để nói chuyện với bé.

- Có thể bé sẽ không hỏi bạn những vấn đề liên quan đến tình dục, nhưng không có nghĩa bé không trao đổi với bạn bè mình. Vì vậy, nếu bạn thấy thuận tiện, hãy đưa cho bé một cuốn sách có thể thay bạn giải thích những vấn đề tế nhị này.

- Nếu một ngày bé bỗng nhiên đi học về và hỏi bạn “quan hệ tình dục” là gì, bạn không nên phát hoảng. Hãy giải thích một cách thành thật và đơn giản, đặc biệt nhấn mạnh rằng người lớn chỉ làm điều này khi có sự đồng thuận từ cả hai bên.

5 bước để giáo dục giới tính cho bé ở mọi độ tuổi - Ảnh 5.

4. Đối với trẻ từ 10 đến 12 tuổi

Lúc này, bé đã không còn là một đứa trẻ mà trở thành một thiếu niên, một giai đoạn hết sức nhạy cảm về cả tâm sinh lý. Bé có thể dễ dàng nghe được những vấn đề về tình dục từ bạn bè hoặc các anh chị lớn trong trường. Không chỉ thế, những phương tiện truyền thông cũng tiêm nhiễm vào đầu bé nhiều thông tin không lành mạnh khác. Hãy thảo luận với bé về các vấn đề sau.

- Hãy nói với bé gái nhà bạn rằng cơ thể bé sẽ biến đổi, dạy bé cách mặc áo lót và dùng băng vệ sinh. Với bé trai, hãy cho bé biết về việc vỡ giọng và một số bộ phận sẽ phát triển trong giai đoạn này. Bạn cũng nên đề cập đến vài tình huống xấu hổ để chẳng may khi gặp phải bé có thể đối phó.

- Mùi và dịch cơ thể là những thứ đi kèm với tuổi dậy thì. Bé có lẽ sẽ ngại ngùng và lo lắng khi lần đầu mộng tinh, bạn hãy nói với bé điều đó là hoàn toàn bình thường.

- Ở tuổi dậy thì, bé luôn muốn tỏ ra thật “ngầu”, thật “người lớn”, vì thế bé sử dụng những tiếng lóng ám chỉ chuyện tình dục mà bé học được từ các anh chị lớn hơn dù đôi khi không hiểu nó thật sự có nghĩa là gì. Bạn hãy thảo luận nghiêm túc về ý nghĩa thật sự của những từ này.
5 bước để giáo dục giới tính cho bé ở mọi độ tuổi - Ảnh 5.

- Cũng trong khoảng thời gian này, bé bắt đầu có nhu cầu xem những chương trình truyền hình mang mác “không dành cho trẻ em” và có nội dung liên quan đến tình dục. Bé thích nhìn những cảnh thân mật trong phim, thích thức khuya để xem một mình hay cùng xem với các bạn. Hãy nói với bé những cảnh quan hệ tình dục trong phim hoàn toàn không giống thực tế.

- Khi hormone giới tính phát triển cũng là lúc bé có những tình cảm trên mức bạn bè với người khác giới. Hãy trò chuyện với bé về những rung động, những cái nắm tay, những cuộc hẹn hò và các đề tài trong sáng khác.

5. Đối với trẻ trên 13 tuổi

Đây là lúc bạn cần thảo luận với bé một cách trực tiếp, thẳng thắn và nghiêm túc về quan hệ tình dục, bởi nếu bạn không làm, bé có thể bắt gặp những thông tin sai lệch từ internet hay bạn bè cũng trang lứa.

- Trực tiếp đề cập với bé về những đề tài nhạy cảm. Quan hệ tình dục là gì, nó diễn ra như thế nào và sau đó ra sao. Hãy nói với bé cả mặt tốt lẫn mặt xấu của việc quan hệ tình dục. Cũng đừng ngần ngại cho bé xem hình ảnh minh họa thích hợp.

- Cảnh báo bé về việc mang thai ngoài ý muốn. Trước tiên, hãy kể về việc mang thai từ góc nhìn của bạn, khó khăn ra sao, vất vả thế nào, và cả nỗi đau sinh nở. Sau đó mới đề cập đến những vấn đề sâu xa hơn như ảnh hưởng tới tương lai mai này. Đừng quên dạy bé cách sử dụng những biện pháp tránh thai dù bé là trai hay gái.

Theo Trí thức trẻ


Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.