5 cách nói giúp con dừng mè nheo ngay lập tức

Trẻ con thường hay khóc lóc, mè nheo khi điều chúng muốn không được thực hiện. Và điều đó sẽ gây không ít phiền toái cho bạn.

Trẻ con thường hay khóc lóc, mè nheo khi điều chúng muốn không được thực hiện. Và điều đó sẽ gây không ít phiền toái cho bạn. 5 câu nói dưới đây sẽ giúp con bàn dừng mè nheo ngay lập tức.

Trong khi thanh toán hoá đơn ở cửa hàng tạp hoá tuần trước, một đứa bé ở độ tuổi mẫu giáo làm cho tôi chú ý. Bé bỏ một số chai sữa vào trong giỏ mẹ mình. Cô bé muốn hương vị anh đào.

"Mẹ ơi, con lấy chai này được không?", cô bé hỏi.

"Không được, con yêu à", người mẹ mỉm cười.

"Nhưng mà mẹ, con không thể lấy một chai sao?"

"Ở nhà có rất nhiều đồ ngọt rồi con", người mẹ nhắc nhở.

"Nhưng con muốn có một chai"

"Mẹ nói không!", người mẹ trả lời trong khi đang tìm kiếm thông tin mua sắm trên một tạp chí.

Thật không may cho người mẹ, cô gái nhỏ trở nên giận giữ, mặt cô đỏ lên và miệng liên tục tuôn ra những lời lẽ về sự bất công, ích kỷ. Tiếp sau đó cô bé khóc thét. Trong tiếng khóc hổn hển và những lời lẽ phẫn uất, yêu cầu của cô bé đã được mẹ thực hiện.

"Thôi nào, đặt nó vào trong giỏ đi", người mẹ trả lời. "Nhưng con không được uống cho đến khi ăn tối xong".

"Con có thể uống khi ngồi trong xe?", cô bé hỏi.

"Chúng ta sẽ nói về nó khi nào chúng ta ở trong xe".

Cô bé ngừng khóc, quay sang mỉm cười. Trong ít phút, cô bé đã có những gì mình muốn.

Nếu bạn không có lập trường vững vàng, những đứa trẻ sẽ gây áp lực với bạn để có được điều chúng muốn. Một số gợi ý hội thoại sau đây sẽ giúp bạn nói không với điều trẻ muốn và chấm dứt sự mè nheo ở trẻ.

1. “Con đã hỏi và mẹ đã trả lời con”

Đây là phương pháp hay nhất có thể áp dụng. Mặc dù ban đầu tôi phải sử dụng đến bốn lần, nhưng mười lần sau đó, tôi chỉ sử dụng một lần duy nhất mà không phải làm thêm bất cứ điều gì khác.

Con: "Mẹ ơi, con có thể có điều này?".

Mẹ: "Không, con yêu ạ".

Con: "Nhưng mẹ, con không thể không có".

Mẹ: "Con đã hỏi và mẹ đã trả lời con".

Con: "Mẹ không bao giờ làm cho con bất cứ điều gì".

Mẹ: "Con đã hỏi và mẹ đã trả lời con".

Nếu đứa trẻ vẫn chưa thôi đòi hỏi, bạn cần phải tỏ ra kiên quyết và lặp lại nhiều lần câu nói trên.

2. "Mẹ sẽ không nói về vấn đề này một lần nữa"

Con: "Mẹ có thể cho bạn Ashlyn qua đêm ở nhà mình không?".

Mẹ: "Không, Ashlyn vừa qua đêm ở nhà mình tuần trước".

Con:  “Làm ơn đi mẹ…”

Mẹ: "Mẹ sẽ không nói về vấn đề này một lần nữa".

Con: "Nhưng...".

Sau đó, bạn tiếp tục hành động và không nói gì thêm. Nở một nụ cười vui vẻ, nghiêng đầu sang bên phải, đưa đôi mắt cương quyết nhất về phía trẻ, và sau đó đi sang nơi khác.

Con mè nheo
Nếu bạn không có lập trường vững vàng, những đứa trẻ sẽ gây áp lực với bạn để có được điều chúng muốn.

3. "Cuộc trò chuyện đã kết thúc"

Con: "Con có thể lấy xe đạp đi chơi được không?".

Mẹ: "Không con yêu, ngoài trời đang mưa".

Con: "Nhưng, con sẽ mặc áo mưa và ngoài trời chỉ mưa lất phất thôi mẹ".

Mẹ: "Cuộc trò chuyện đã kết thúc".

Con: "Nhưng mẹ, làm ơn đi?".

Mẹ: "Con đã hỏi và mẹ đã trả lời con".

Tiếp tục lặp lại nhiều lần nếu thấy cần thiết. Điều quan trọng là bạn không được lung lay ý chí.

4. "Không lấy thêm nữa"

Con: "Con muốn đôi giày này".

Mẹ: "Không, giá nó quá cao".

Con: "Nhưng con không thích những đôi kia".

Mẹ: "Con đã có giày mình chọn trong giỏ hàng và bao nhiêu đó là đủ, không lấy thêm nữa".

Con: "Con cần nó!".

Mẹ: "Con đã mang thử nó rồi. Có món tráng miệng ưa thích cho con vào tối nay”.

Con bạn có thể phản ứng bằng cách khóc. Vì vậy, bạn phải kiên quyết để trẻ hiểu được mua một món đồ cần có sự chọn lựa và quyết định đúng đắn.

5. "Quyết định đã được đưa ra. Nếu con hỏi một lần nữa sẽ có hậu quả"

Con: "Con có thể dùng iPad?".

Mẹ: "Không, con không được phép dùng thiết bị công nghệ trên bàn ăn".

Con: "Con sẽ không làm đổ thức ăn vào nó".

Mẹ: "Quyết định đã được đưa ra. Nếu con hỏi một lần nữa sẽ có hậu quả".

Con: "Nhưng con hứa!".

Mẹ: "Mẹ đã nói không mang nó lên bàn một lần nữa. Cả ngay hôm nay con sẽ không được phép dùng iPad".

Bạn nên chuẩn bị sẵn tâm lý cho một vài cơn giận dữ của trẻ. Trẻ cần biết được sẽ không có cách nào để có được iPad ở bất kỳ đâu trong ngày hôm đó. Cuối cùng những đứa trẻ sẽ nhận ra rằng chúng không thể làm lung lay lập trường của bạn.

Đây là cách làm cho trẻ tôn trọng bạn và thiết lập ý thức để trẻ chấp nhận các quyết định của bạn ngay lần đầu tiên. Và đừng quên, bạn vẫn là một người bạn tốt của con, chỉ một vài bước đơn giản, trẻ sẽ quen dần.

Sau nhiều năm sử dụng những cụm từ này với đứa con 4 tuổi, tôi đã nhận được kết quả mỹ mãn. Những đứa trẻ hầu như đã không còn khóc lóc, mè nheo nữa.

Dưới đây là cuộc trò chuyện của tôi và con gái ngay khi tôi viết bài này.

Charlotte: “Con có thể ăn một cái bánh ngọt?”.

Tôi: "Có, con có thể ăn một cái".

Charlotte: "Con có thể ăn ba cái được không?".

Tôi: "Cuộc trò chuyện đã chấm dứt".

Charlotte: "Vâng, con sẽ bẻ nó ra làm đôi để có được 2 phần".

Bạn có thể cảm nhận được sự gây hấn trong bình luận cuối cùng, nhưng tôi vẫn là người chiến thắng. Cô bé ăn một cái bánh hạnh phúc còn tôi vui vẻ tiếp tục gõ vào bàn phím máy tính.

Vài nét về tác giả

Heather Staiger sinh ra tại Ohio, Mỹ. Cô là mẹ của 3 nhóc con, từng làm giáo viên tiểu học, nhà văn... Hiện tại, cô là một blogger tự do và hay viết cho các tạp chí trẻ em. 

 Theo Như Ý / Trí Thức Trẻ


Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.