6 lời khuyên từ một nhà tâm lý học "lười biếng" khiến hàng triệu bà mẹ phải cảm ơn

Lười biếng đôi khi là điều tốt vì đó là cơ hội để trẻ cải thiện các kỹ năng vận động và học cách tự lập hơn.

Lười biếng đôi khi là điều tốt vì đó là cơ hội để trẻ cải thiện các kỹ năng vận động và học cách tự lập hơn.

Anna Bykova là một bà mẹ lười biếng và cô không xấu hổ khi thừa nhận điều đó. Hơn nữa, nhà tâm lý học và tác giả của một số cuốn sách bán chạy nhất thậm chí còn tự hào về điều này, cô tin rằng nó mang lại cho con cái cơ hội để trở nên độc lập hơn. Tuy nhiên, lười biếng không có nghĩa là Anna nằm dài trên ghế sofa cả ngày và không làm gì cả.

1.Huấn luyện trẻ tự sử dụng bô

Đây là một quá trình đòi hỏi sự kiên nhẫn, vậy làm sao để thực hiện được điều này.

6 lời khuyên từ một nhà tâm lý học lười biếng khiến hàng triệu bà mẹ phải cảm ơn-1

-Để ở nơi trẻ dễ nhìn nhất và không bao giờ ép buộc trẻ phải ngồi bô.

-Khi thực hiện đừng quên khen ngợi trẻ.

-Có thể đặt một con gấu bông lên bô và kể về những câu chuyện cổ tích liên quan đến các nhân vật trẻ yêu thích đang sử dụng bô như thế nào.

2.Ngăn chặn cơn giận dữ của trẻ

6 lời khuyên từ một nhà tâm lý học lười biếng khiến hàng triệu bà mẹ phải cảm ơn-2

-Giấu tất cả những thứ trẻ có thể với tới được.

-Luôn chuẩn bị một món đồ chơi mới mẻ và thú vị.

Kéo là một đồ vật nguy hiểm, nhưng nếu trẻ muốn chạm vào hãy để chúng làm điều đó, nhưng chỉ khi có người lớn bên cạnh kiểm soát.

-Đưa ra một giải pháp thay thế và để trẻ tự chọn cách cư xử mà chúng muốn.

3.Quản lý cơn giận dữ của trẻ

Nếu không thể ngăn chặn được cơn giận dữ của trẻ thì có thể làm như sau:

6 lời khuyên từ một nhà tâm lý học lười biếng khiến hàng triệu bà mẹ phải cảm ơn-3
-Chuyển sự chú ý của trẻ sang một thứ khác.

-Bình tĩnh giải quyết mọi việc. Người mẹ có thể nhẹ nhàng ngồi xuống, thổi vào mắt trẻ để lau khô nước mắt.

-Bỏ qua chuyện trẻ khóc, đừng đánh mắng hoặc nhốt trẻ vào phòng mà hãy chia sẻ cảm xúc cùng trẻ.

4.Trẻ kén ăn

Việc ăn uống của con cái luôn là mối quan tâm hàng đầu của bất kỳ ông bố bà mẹ. Trẻ biết rõ nhất khi nào chúng đói và cần ăn bao nhiêu.

6 lời khuyên từ một nhà tâm lý học lười biếng khiến hàng triệu bà mẹ phải cảm ơn-4

-Sau khi cố gắng chuẩn bị bữa ăn công phu nhiều màu sắc, bố mẹ thường thất vọng khi thấy con mình chẳng thèm quan tâm. Lúc này hãy để trẻ thật sự đói, lúc đo chúng sẽ hào hứng với việc ăn.

-Cho phép trẻ cùng tham gia việc nấu ăn cùng, đây là cơ hội để chúng tự quyết định mình sẽ ăn gì.

-Nuôi con bằng vũ lực không phải là cách tốt nhất để thể hiện tình yêu của bố mẹ

Cách kích thích sự thèm ăn cho trẻ

6 lời khuyên từ một nhà tâm lý học lười biếng khiến hàng triệu bà mẹ phải cảm ơn-5

-Không cho ăn vặt trong bữa ăn.

-Cho trẻ ít ăn đồ ngọt.

-Tăng cường các hoạt động thể chất.

5.Cho trẻ đi ngủ

Khi muốn cho trẻ đi ngủ đúng giờ, bố mẹ có thể làm theo cách này.

6 lời khuyên từ một nhà tâm lý học lười biếng khiến hàng triệu bà mẹ phải cảm ơn-6

-Thực hiện vài động tác lắc lư như bồng trên tay ru ngủ, vỗ nhẹ vào mông trẻ, bế trẻ trên vai đi quanh phòng.

-Đặt tay trẻ trên bụng, cố gắng bắt chước hơi thở của chúng, hít vào thở ra, chẳng mấy chốc trẻ sẽ ngủ đi nhanh chóng.

-Đọc những câu chuyện cổ tích với giọng điệu chậm rãi.

6.Cho trẻ quen ngủ một mình

6 lời khuyên từ một nhà tâm lý học lười biếng khiến hàng triệu bà mẹ phải cảm ơn-7

-Đưa cho trẻ món đồ chơi nào đó tượng trưng cho việc ngủ, đó có thể là chú gấu bông mà trẻ thích ôm khi ngủ.

-Đặt giường ngủ của bé và bố mẹ gần nhau, dần dần trẻ sẽ quen ngủ một mình.

Theo Dân Việt 


lời khuyên giáo dục trẻ

nhà tâm lý học

lười biếng


Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.