- Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
- Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
- Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
- Mục này không có nhuận bút.
6C - nguyên tắc dạy con sẽ tạo ra những đứa trẻ thành công thực sự
Muốn dạy con thành công, trước tiên cha mẹ cần xem xét lại khái niệm “Thành công trong học tập” và “thành công trong cuộc sống” đối với 1 đứa trẻ.
>> Thích thú với cách người Nhật dùng côn trùng làm "giáo cụ" dạy trẻ
Trong cuộc sống hàng ngày, có thể cha mẹ sẽ nhận được vô vàn lời khuyên về việc chăm sóc và nuôi dạy con.
Tuy nhiên chính cha mẹ đôi khi vẫn không biết mức độ nghiêm khắc như
thế nào là đủ khi cư xử với trẻ và nên để trẻ được tự do, độc lập trong
phạm vi nào thì phù hợp. Trong 1 cuốn sách mới xuất bản của Giáo sư
Hirsh-Pasek, Đại học Temple - Philadelphia (Mỹ) và Giáo sư Roberta
Golinkoff của Đại học Delaware (Mỹ) có viết "Rất nhiều quan điểm, phương
pháp giáo dục trẻ hiện nay đều sai lầm, vì chúng ta đang giáo dục những
đứa trẻ thành chiếc máy tính không hơn không kém".
Bà Kathy Hirsh-Pasek, giáo sư Đại học Temple-Philadelphia, đã viết trong cuốn sách: "Chúng ta đang dạy trẻ làm những việc mà 1 chiếc máy tính vẫn làm và có thể làm, phương pháp này thực sự không thể gọi là nuôi con khoa học. Vì máy tính luôn làm tốt hơn con người nếu chỉ đơn giản như vậy.”
Theo đó, giáo sư chỉ ra rằng cha mẹ cần xem xét lại khái niệm “Thành công trong học tập” và “thành công trong cuộc sống” đối với 1 đứa trẻ là như thế nào. Điều đó có nghĩa thay vì tập trung hướng trẻ vào kết quả học tập ở trường và coi đó là thước đo đánh giá mức độ trưởng thành của trẻ thì cha mẹ nên dạy trẻ hướng đến giá trị chân - thiện - mỹ và những điều tốt đẹp trong xã hội, dạy trẻ điều phối các mối quan hệ và làm thế nào để trở thành công dân tốt cho xã hội.
Phương pháp nuôi con theo khoa học này được 2 vị giáo sư tâm lý nổi tiếng viết thành sách với tiêu đề: “Nâng cao nhận thức: Nuôi con trưởng thành và thành công theo khoa học”.
Cuốn sách này có 1 quan điểm hoàn toàn khác khi mọi sự việc đều được nhìn dưới ống kính khoa học. “Chúng tôi cho rằng sự thành công và nhạy bén của 1 đứa trẻ chỉ đạt được khi cha mẹ truyền cho chúng niềm vui - sức khỏe - tư duy - chăm sóc - lối sống. Như vậy đứa trẻ đó mới trở thành người hòa đồng - sáng tạo - tài năng - có trách nhiệm với bản thân và xã hội.”
Nguyên tắc nuôi con theo khoa học có tên “Nguyên tắc 6C” được 2 giáo sư đặt ra để cụ thể hóa việc nuôi con theo khoa học lần lượt như sau: Kết bạn, Giao tiếp, Diễn giải, Hành động, Sáng tạo, Tự tin.
Nuôi con khoa học theo nguyên tắc 6C
1. Collaboration - Giao lưu, hợp tác: Dạy trẻ cách giao lưu, kết bạn và hợp tác với mọi người. Đây được coi là bước khởi đầu quan trọng giúp bé nhanh làm quen, hòa đồng với môi trường mới, tạo tiền đề cho các hoạt động trong và ngoài trường học của trẻ.
2. Collaboration - Kĩ năng giao tiếp: Dạy trẻ các kĩ năng cơ bản như nghe, nói, đọc, viết thuần thục làm nền tảng cho các hoạt động giao lưu của trẻ.
3. Content - Diễn giải vấn đề: Khi trẻ có đủ kĩ năng giao tiếp, cha mẹ dạy trẻ cách đặt trọng tâm nội dung vấn đề, cách tiếp cận vấn đề ở những khía cạnh khác nhau, diễn đạt để người nghe hiểu và tiếp thu được.
4. Critical thinking - Tư duy logic, phản biện thông qua hành động: Sau khi nhận biết nội dung trọng tâm, cha mẹ hướng dẫn trẻ cách làm thế nào để đạt mục tiêu, hay nói cách khác, đây là cách thức hiện thực hóa vấn đề.
5. Creative innovation - Đổi mới, sáng tạo: Đây là nguyên tắc dạy trẻ luôn biết đổi mới và sáng tạo trong tư duy và hành động, tránh rập khuôn theo lối mòn.
6. Confidence - Tự tin, năng động: Dạy trẻ thái độ tích cực khi gặp trở ngại và không ngừng tìm tòi để vượt qua thử thách, tự hoàn thiện bản thân.
Giáo sư Hirsh-Pasek nhấn mạnh, nguyên tắc nuôi con khoa học đầu tiên và là cốt lõi cha mẹ cần dạy con đó chính là dạy trẻ giao lưu, hợp tác với những người xung quanh, từ đó mới có thể kiểm soát vấn đề và bản thân trẻ cũng không bị rơi vào cô lập. Mọi việc trẻ làm ở nhà hay ở trường đều đặt nguyên tắc này hàng đầu.
Với nguyên tắc số 4, bà nêu 1 ví dụ điển hình: cha mẹ không nên “dập tắt” cảm hứng của trẻ khi thấy trẻ hay đặt câu hỏi “tại sao…”, “…như thế nào”, “ai…”, “…ở đâu” … Trẻ đặt câu hỏi tức là trẻ đang cảm nhận, tìm cách hiểu vấn đề thông qua các câu hỏi, từ đó trẻ sẽ suy nghĩ cần hành động tiếp theo như thế nào. Cha mẹ nên khuyến khích trẻ hỏi thêm và định hướng trẻ cách thực hiện.
Theo chuyên gia tâm lý tờ Psychology Today, bà Hara Estroff Marano cho biết: Trẻ em cần được sống và chỉ dạy theo đúng cách mà trẻ cần. Trẻ cần được vui chơi và được nghịch bẩn, cần được hưởng thụ niềm vui và thời gian để xây dựng các mối quan hệ. Nhưng cha mẹ lại quá bận rộn và vội vàng ép trẻ vào khuôn khổ mà quên mất rằng trẻ thực sự “tỏa sáng” khi được nghịch và lắp lại đồ chơi, xây dựng pháo đài của riêng mình và chơi đùa với những đứa trẻ khác.
Rất nhiều nghiên cứu cho thấy trẻ em giống như các nhà khoa học nhí và chơi đùa chính là thử nghiệm cho các giả thuyết của trẻ. Cha mẹ cần tôn trọng trí thông minh của trẻ em và để cho trẻ có thời gian tham gia vào việc học tập, vui chơi cả trong và ngoài trường. Thay vì nói chuyện với trẻ theo kiểu bố mẹ nói - con nghe thì hãy trực tiếp đối thoại và trao đổi với trẻ nhiều hơn, khuyến khích trẻ đặt câu hỏi và đưa ra giải pháp cho những vấn đề mà trẻ phải đối mặt.
Các tác giả cuốn sách cũng nhấn mạnh thêm, nuôi con khoa học chính là tăng cường sự tương tác giữa cha mẹ và con cái, là định hướng giúp trẻ phát triển kĩ năng, chứ không phải các nhóm lợi ích trước mắt như kết quả điểm học tập, rèn luyện trong trường... Cuối cuốn sách, các tác giả kết luận “Những gì chúng ta làm cho trẻ em hôm nay sẽ là kết quả của 20 năm sau”.
Nguồn: NPR, Dailymail