7 nguyên tắc bố mẹ cần tuân thủ để trẻ không bị ốm trong những ngày nắng nóng

Những ngày nắng nóng, điều hòa là lựa chọn tối ưu giúp làm mát cơ thể trẻ. Nhưng sử dụng điều hòa như thế nào để trẻ không bị ốm?

Những ngày nắng nóng, điều hòa là lựa chọn tối ưu giúp làm mát cơ thể trẻ. Nhưng sử dụng điều hòa như thế nào để trẻ không bị ốm?

Trong những đợt nắng nóng đỉnh điểm của mùa hè, nhiệt độ có thể lên tới 38-40 độ C. Trong khi đó, cơ chế điều hòa thân nhiệt của trẻ nhỏ chưa phát triển hoàn thiện khiến trẻ trở thành đối tượng dễ bị cháy nắng hay sốc nhiệt. Và biểu hiện của những vấn đề đó là sốt cao, thở gấp...

Trẻ càng nhỏ thì nguy cơ bị sốc nhiệt càng cao hơn, khiến sốc nhiệt trở thành một trong những nguyên nhân dẫn đến hội chứng tử vong đột ngột ở trẻ sơ sinh (sudden infant death syndrome - SIDS), chứng rối loạn giấc ngủ gây nguy hại đến tính mạng. Theo Tiến sỹ nhi khoa Bruce Epstein (công tác tại Florida, Hoa Kỳ): "Trẻ sơ sinh ngủ sâu hơn khi cơ thể bị nóng, khiến trẻ khó tỉnh lại, làm tăng nguy cơ SIDS". Vì thế, điều hòa nhiệt độ là thiết bị cần thiết giúp duy trì nhiệt độ cơ thể của trẻ vào những ngày nắng nóng đỉnh điểm thay vì quạt điện.

Tuy nhiên, nếu dùng điều hòa không đúng cách, trẻ cũng dễ bị ốm bởi nhiễm lạnh hoặc không khí trong phòng quá khô. Bố mẹ cần lưu ý một vài nguyên tắc quan trọng sau đây để trẻ không bị ốm trong những ngày thời tiết quá nắng nóng:

Lựa chọn hệ thống làm mát

7 nguyên tắc bố mẹ cần tuân thủ để trẻ không bị ốm trong những ngày nắng nóng - Ảnh 1.

Điều hòa làm mát tốt hơn quạt điện. Tuy nhiên bố mẹ nên kiểm soát độ ẩm và nhiệt độ căn phòng.

Duy trì nhiệt độ, độ ẩm trong phòng

7 nguyên tắc bố mẹ cần tuân thủ để trẻ không bị ốm trong những ngày nắng nóng - Ảnh 2.

Nhiệt độ phòng thích hợp nhất là 25 độ C - 27 độ C và độ ẩm phòng không thấp hơn 40%. Trong trường hợp độ ẩm thấp hơn hãy dùng máy tạo độ ẩm. Đừng quên đặt nhiệt kế và ẩm kế trong phòng để liên tục theo dõi nhiệt độ và độ ẩm.

Điều chỉnh nhiệt độ

7 nguyên tắc bố mẹ cần tuân thủ để trẻ không bị ốm trong những ngày nắng nóng - Ảnh 3.

Nhiệt độ phòng tốt nhất nên được giảm dần dần. Nếu nhiệt độ đang là 30 độ C và cần giảm xuống còn 24 độ C, trước hết điều chỉnh nhiệt độ xuống 28 độ C, nửa tiếng sau giảm xuống 26 độ C và cuối cùng mới cố định ở mức 24 độ C.

Lưu thông không khí

7 nguyên tắc bố mẹ cần tuân thủ để trẻ không bị ốm trong những ngày nắng nóng - Ảnh 4.

Lưu ý rằng bất kỳ hệ thống làm mát nào cũng khiến không khí trong phòng bị khô, vì vậy cửa sổ phòng thỉnh thoảng nên được mở để giúp không khí lưu thông.

Lựa chọn vị trí


7 nguyên tắc bố mẹ cần tuân thủ để trẻ không bị ốm trong những ngày nắng nóng - Ảnh 5.

Khí mát từ điều hòa nhiệt độ không nên phả trực tiếp vào vị trí nằm ngủ của trẻ.

Tắm nhiều lần

7 nguyên tắc bố mẹ cần tuân thủ để trẻ không bị ốm trong những ngày nắng nóng - Ảnh 6.

Nếu trời quá nóng, có thể tắm cho trẻ 1-2 giờ đồng hồ một lần, mỗi lần chỉ vài phút, sẽ giúp trẻ giải nhiệt. Nhưng không nên lau khô trẻ hoàn toàn bằng khăn tắm, vì nước bốc hơi từ bề mặt da là cách tuyệt vời để làm mát cơ thể.

Uống nhiều nước


7 nguyên tắc bố mẹ cần tuân thủ để trẻ không bị ốm trong những ngày nắng nóng - Ảnh 7.

Bố mẹ nên cho trẻ uống nhiều nước trong những ngày nắng nóng. Trẻ dưới 1 tuổi nên uống nước lọc, trẻ lớn hơn có thể uống nước quả mọng xay nhuyễn chứa nhiều kali hoặc trà thảo mộc. Trẻ sẽ tự uống theo nhu cầu cơ thể, vì vậy quan trọng là bố mẹ không nên ép trẻ uống quá nhiều một lần mà nên chuẩn bị sẵn đồ uống cho trẻ.

Theo Trí thức trẻ

nắng nóng

thời tiết

cách chống nắng

dự báo thời tiết


Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.