9 tác hại nguy hiểm khó lường khi trẻ nghiện điện thoại thông minh

Những tưởng điện thoại thông minh là bước tiến vượt bậc của loài người nhưng nó có thể sẽ gây hậu quả nếu không sử dụng đúng cách, đặc biệt là với trẻ nhỏ.

Những tưởng điện thoại thông minh là bước tiến vượt bậc của loài người nhưng nó có thể sẽ gây hậu quả nếu không sử dụng đúng cách, đặc biệt là với trẻ nhỏ.

1. Phá hủy tình cảm gia đình

9 tác hại nguy hiểm khó lường khi trẻ nghiện điện thoại thông minh-1

Các nhà tâm lý học chia sẻ điện thoại thông minh có thể phá vỡ mối quan hệ trong gia đình. Ví dụ, Jean Twenge lưu ý rằng mặc dù trẻ em sống cùng bố mẹ dưới 1 mái nhà nhưng chúng có thể không gần gũi và chia sẻ với người thân và thứ duy nhất khiến chúng tập trung đó là những thông tin, những thứ ảo trong chiếc điện thoại thông minh.

2. Khiến trẻ chai lì cảm xúc

Điện thoại thông minh mở cổng cho ta biết đến cả thế giới. Có rất nhiều công cụ và lời khuyên hữu ích trên web mà chúng ta có thể sử dụng trong cuộc sống hằng ngày nhưng cũng có những mặt trái như những nội dung bạo lực, đe dọa và hàng loạt thứ tiêu cực khác.

Các nghiên cứu cho thấy trẻ sử dụng điện thoại thông minh thường xuyên tiếp xúc với những thứ tiêu cực trên sẽ trở nên chai lì cảm xúc và chúng cho rằng những điều bạo lực là bình thường.

3. Tác động xấu đến quá trình trưởng thành

9 tác hại nguy hiểm khó lường khi trẻ nghiện điện thoại thông minh-2

Theo những nghiên cứu và khảo sát ngày nay, điện thoại thông minh khiến cho thanh thiếu nên sống chậm và lười hơn: chúng không thích tham gia các hoạt động ngoài đời thực, lười trải nghiệm những điều mới mẻ và lúc nào cũng chỉ “dính” lấy chiếc điện thoại. Điều này khiến chúng trở nên chậm chạp và không thể tiếp thu những thứ mới mẻ ngoài kia.

4. Cản trở kỹ năng giao tiếp

Khi trẻ sử dụng điện thoại thông minh quá nhiều, chúng sẽ ít khi rời khỏi nhà để tham gia các hoạt động xã hội. Và ngay cả với bạn bè, chúng cũng không thường xuyên gặp gỡ mà chỉ trao đổi qua điện thoại hoặc mạng xã hội là chủ yếu. Điều này vô tình làm giảm kỹ năng giao tiếp và xử lý tình huống của trẻ. Điều này không hề có lợi cho đến khi chúng trưởng thành và đi làm.

5. Khiến trẻ lo lắng, trầm cảm

 9 tác hại nguy hiểm khó lường khi trẻ nghiện điện thoại thông minh-3

Hiệp hội Tâm lý học Anh xác nhận rằng sự lo lắng, trầm cảm và các vấn đề sức khỏe tâm thần là hậu quả của sử dụng điện thoại thông minh quá nhiều. Việc sử dụng mạng xã hội thông qua điện thoại sẽ khiến trẻ gặp phải những bình luận, ý kiến trái chiều gây nên tâm lý hoang mang, lo lắng và có thể dẫn đến trầm cảm.

6. Ảnh hưởng đến giấc ngủ

Lạm dụng điện thoại thông minh nghĩa là trẻ sẽ rút ngắn thời gian nghỉ ngơi và ngủ gây ra hàng loạt các hệ quả như thành tích học tập kém, sức khỏe giảm sút, giảm nhận thức…

7. Tăng nguy cơ béo phì

Theo một số nghiên cứu, sử dụng điện thoại thông minh nhiều có thể dẫn đến béo phì. Nếu một đứa trẻ dành quá nhiều thời gian với điện thoại thông minh thì sẽ không còn thời gian cho các hoạt động thể chất hoặc ít nhất là đi dạo với bạn bè. Ngoài ra, việc tăng cường sử dụng các thiết bị màn hình có liên quan đáng kể đến việc tiêu thụ đồ uống có đường mỗi ngày.

8. Gây rối loạn tập trung cho trẻ

9 tác hại nguy hiểm khó lường khi trẻ nghiện điện thoại thông minh-4

Dùng điện thoại thông minh quá nhiều có thể gây ra các triệu chứng rối loạn thiếu tập trung/ hiếu động thái quá. Vấn đề này có thể dẫn đến việc thiếu sự gắn kết tình cảm với cha mẹ, bạn bè và những người khác.

9. Khiến trẻ cảm thấy không hạnh phúc

9 tác hại nguy hiểm khó lường khi trẻ nghiện điện thoại thông minh-5

 Theo kết quả của cuộc khảo sát The Monitoring the Future, trẻ em và thanh thiếu niên lạm dụng điện thoại thông minh có nhiều khả năng cảm thấy không vui vẻ với cuộc sống. Đây là một bằng chứng nữa cho thấy dùng điện thoại thông minh không đúng cách sẽ gây ảnh hưởng không hề nhỏ đến cuộc sống của trẻ cùng gia đình và bạn bè.



Theo Dân Việt


điện thoại thông minh

Dạy con

smartphone


Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.