- Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
- Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
- Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
- Mục này không có nhuận bút.
Bài học đầu tiên của cha giúp cậu bé bán giày dạo trở thành người giàu nhất Philippines
Không ai có thể ngờ rằng cậu bé Henry Sy 12 tuổi kiếm sống bằng việc bán giày dạo khắp các nhà ga, bến xe lại có thể trở thành người giàu nhất Philippines sau này.
Không ai có thể ngờ rằng cậu bé Henry Sy 12 tuổi kiếm sống bằng việc bán giày dạo khắp các nhà ga, bến xe lại có thể trở thành người giàu nhất Philippines sau này.
Theo thống kê của Forbes, ông Henry Sy là người giàu nhất Philippines tính từ năm 2008 đến nay. Ông là người sáng lập kiêm Chủ tịch tập đoàn bán lẻ SM Group tại Philippines. Số tài sản ông sở hữu trị giá lên tới 17,9 tỷ USD. Ông xếp hạng thứ 52 trong danh sách tỷ phú thế giới.
Câu chuyện của Henry Sy đã truyền cảm hứng cho nhiều người có hoàn cảnh tương tự. Xuất thân từ một cậu bé nhập cư nghèo khổ, lập nghiệp với một cửa hàng bán giày nhỏ, Henry Sy đã làm nên điều kì diệu khi trở thành người đàn ông giàu có nhất Philippines.
Từ cậu bé bán giày, ông Henry Sy trở thành người giàu nhất Philippines. (Ảnh: SM)
Ước mơ làm giàu của cậu bé bán giày dạo
Henry Sy sinh ra và lớn lên trong một gia đình khó khăn tại Phúc Kiến, Trung Quốc. 12 tuổi, Henry cùng bố đến Philippine để tìm cuộc sống tốt hơn. Bố ông kiếm sống bằng một cửa hàng tạp hóa nhỏ trên phố Carriedo tại thủ đô Manila. Trước cuộc sống khó khăn, Henry Sy đã nuôi ước mơ quyết tâm làm giàu.
Ông nhớ lại: "Tôi đã khóc khi thấy bố vất vả làm việc cực khổ. Mỗi ngày ông đều phải dậy từ sớm để lấy hàng rồi mang về bán ở cửa hàng cho tới tận tối mịt. Sau đó ông ngủ luôn ở đó. Chính những khó khăn, cực nhọc của ông đã dạy tôi bài học đầu tiên về đức tính chăm chỉ, chịu khó, tiết kiệm và làm việc có nguyên tắc".
Sau chiến tranh thế giới thứ II, tình trạng thủ đô Manila vô cùng bất ổn. Gia đình Henry Sy rơi vào tình trạng phá sản khi tiệm tạp hóa bị cháy rụi. Bố Henry quyết định trở về quê hương còn Henry Sy vẫn ở lại Manila và mở một cửa hàng giày trên phố Marikina năm 1948.
Để kiếm thêm thu nhập, Henry Sy cũng mang giày đi bán dạo ở các nhà ga, bến xe. Năm 1949, ông vay tiền từ Ngân hàng để mở thêm cửa hàng giày mang tên Shoemart tại phố Avenida Rizal. Năm 1950, ông theo học tại khoa Kinh tế của Đại học Far Eastern nhưng sau 2 năm ông đã bỏ học vì không có thời gian đi học.
Henry Sy mơ ước xây dựng chuỗi của hàng Shoemart trên khắp đất nước Philippines. Bên cạnh mặt hàng giày, ông còn phát triển thêm hệ thống bán quần áo nhập khẩu và mở rộng mạng lưới phân phối đến khắp nơi.
Năm 1970, số lượng cửa hiệu bán lẻ giày và quần áo thời trang của Henry Sy đã lên tới 4 của hàng. Ông theo đuổi thiết kế hiện đại, trẻ trung cùng dịch vụ khách hàng chuyên nghiệp tận tâm. Chính vì lí do đó mà người tiêu dùng rất tin tưởng và yêu thích thương hiệu Shoemart
Năm 1972, Henry Sy quyết định thành lập doanh nghiệp bán lẻ Shoemart và mở rộng thị trường tại các các tỉnh, thành phố khác ở Philippines. Nhờ dịch vụ chuyên nghiệp, thái độ tận tình, thương hiệu Shoemart đã trở thành thương hiệu bán lẻ hàng đầu Philippines.
Thành công từ ý tưởng 'điên rồ’
Tình hình kinh tế, chính trị tại Philippines vào những năm 80 vẫn trong tình trạng bất ổn nhưng mức sống của người dân đã khấm khá hơn nhiều. Nhìn thấy cơ hội phát triển tiềm năng, Henry Sy đã nghĩ tới việc xây dựng trung tâm thương mại đầu tiên tại Philippines.
Ông Henry Sy cùng vợ và các con. (Ảnh: SM)
Nhiều người cho rằng ý tưởng này của ông là một ý tưởng điên rồ và bất khả thi vì cuộc sống của người dân vẫn còn nhiều khó khăn. Tuy nhiên, Henry Sy vẫn quyết định theo đuổi kế hoạch của mình. Ông đã xây dựng trung tâm thương mại đầu tiên mang tên SM City North EDSA năm 1983.
Ngay trong ngày đầu khai trương SM City North EDSA, khách hàng đã tới tấp lập để mua sắm và giải trí. Sự thành công của SM City North EDSA đã làm thay đổi hoàn toàn thị trường bán lẻ Philippines.
Sau thành công lớn của trung tâm thương mại đầu tiên, Henry Sy đã nhân rộng mô hình này tại các thành phố khác. Ông đã cho ra đời Tập đoàn bán lẻ SM Group và kêu gọi vốn từ các nhà đầu tư tên tuổi như: Watsons Personal Care Stores Inc, International Toy World, Ace Hardware Philippines, Sports Central, Home World...
SM Group đã xây dựng 50 trung tâm thương mại tại hầu hết các tỉnh, thành phố của Philippines và một số thành phố của Trung Quốc vào cuối thập niên 80.
Bên cạnh thị trường bán lẻ, SM Group còn lấn sân sang nhiều lĩnh vực khác như bất động sản, ngân hàng, hàng hải, du lịch, giải trí...
Ông Henry Sy còn rất tích cực tham gia các hoạt động từ thiện và giáo dục. Phương pháp giáo dục con cái của ông khiến nhiều người tâm phục. Các con ông sau khi tốt nghiệp đều làm việc ở công ty nhưng là ở vị trí thấp nhất là nhân viên bán hàng.
Dù đã 93 tuổi, Henry Sy vẫn tiếp tục cần mẫn làm việc. Thứ bảy hàng tuần ông đều đến các siêu thị của tập đoàn để kiểm tra tình hình kinh doanh và hỏi thăm nhân viên.
Theo Khám Phá