- Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
- Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
- Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
- Mục này không có nhuận bút.
Bận đến mấy bố mẹ cũng cần buông điện thoại để quan tâm đến con trong 7 khoảnh khắc quan trọng mỗi ngày
Theo lời khuyên của chuyên gia ĐH Harvard, đây chính là 7 mốc thời gian thích hợp hàng ngày bố mẹ cần rời xa các thiết bị công nghệ, nói chuyện với con, dành sự quan tâm trọn vẹn cho con.
Theo lời khuyên của chuyên gia ĐH Harvard, đây chính là 7 mốc thời gian thích hợp hàng ngày bố mẹ cần rời xa các thiết bị công nghệ, nói chuyện với con, dành sự quan tâm trọn vẹn cho con.
Kể từ khi điện thoại thông minh được phổ biến rộng rãi, việc giao tiếp giữa con người ngày càng phụ thuộc vào các sản phẩm điện tử. Theo nghiên cứu mới nhất, 50% trẻ em Mỹ sẵn sàng sử dụng điện thoại chứ không muốn giao lưu trực tiếp.
Một kết quả nghiên cứu đáng lo ngại hơn đã cho thấy, từ năm 1989 (điện thoại thông minh xuất hiện), lượng người cùng chung sống trong 1 mái nhà nhưng vẫn cảm thấy cô đơn hoặc bị cô lập tăng lên 40%. Tuy nhiên, chuyên gia phát triển tâm lý học người Mỹ Catherine Steiner Adair đã phát biểu rằng: "Không cần phải lo lắng, chỉ cần chúng ta sử dụng công nghệ một cách chú ý và biết chừng mực hơn là được".
Việc bố mẹ rời xa thiết bị công nghệ để trò chuyện với con sẽ có lợi cho quá trình phát triển của trẻ (Ảnh minh họa).
Ngày nay, tin nhắn "Bố/mẹ yêu con" được gửi đi kèm với những khuôn mặt biểu cảm đáng yêu không thể nào khiến trẻ cảm nhận được tình cảm ấm áp thật sự đằng sau câu nói ấy.
Vậy, những mốc thời gian nào là thích hợp nhất để bồi dưỡng tình cảm với trẻ? Các bậc cha mẹ hãy theo dõi đáp án mà chuyên gia tâm lý học từ trường Đại học Havard đã đưa ra sau đây:
Steiner Adair đã kiến nghị các bậc cha mẹ, nhất định phải bỏ điện thoại, ipad, máy tính xuống để giao tiếp và quan tâm đến con mình trong những thời điểm dưới đây:
1. Trước khi đi học
Bất kể con bạn bao nhiêu tuổi, dù cho khoảng thời gian trước khi đến lớp ngắn ngủi và bận rộn thế nào, bạn vẫn nên duy trì việc này thường xuyên. Buổi sáng, con trẻ thường có những việc "quan trọng" muốn nói với bố mẹ như: bố/mẹ cần đón con lúc mấy giờ, sau giờ học con có những hoạt động gì vv… Việc trẻ cần là bố mẹ phải toàn tâm toàn ý lắng nghe và có những lời khích lệ con.
Buổi sáng là khoảng thời gian quan trọng mà trẻ rất cần được giải đáp những câu hỏi "quan trọng" (Ảnh minh họa).
2. Trên đường đến trường
Đây là khoảng thời gian rất quan trọng đối với 1 ngày của trẻ. Steiner Adair chỉ ra rằng, trên đường đến trường, trẻ em thường mang những "lo lắng có tính kỳ vọng", cảm thấy hồi hộp với những chuyện sắp xảy ra trong ngày kiểu như: "Bài kiểm tra đó mình đã ôn kĩ chưa nhỉ?" "Nhỡ may lần này mình vẫn không được chọn vào đội bóng thì phải làm thế nào?". Nếu như trên đường, bố mẹ bận nghe điện thoại hoặc lo nghĩ việc khác thì sẽ để lỡ mất những tâm tư cảm xúc của con, để lại trong trẻ suy nghĩ là: nỗi lo lắng của mình chẳng đáng để bố mẹ quan tâm.
Hơn nữa, nếu bố mẹ để trẻ chơi ipad hoặc điện thoại trên đường đi học, con sẽ không có thời gian để chuẩn bị tâm lý cho một ngày ở trường. Khoảng thời gian này, trẻ cần phải đối mặt với sự lo âu của bản thân để tự mình thư giãn đầu óc. Vậy nên, lúc này có thể cho trẻ ngắm nhìn đường phố hoặc nghe 1 bản nhạc phù hợp.
Khi đón con ở trường về cũng là thời điểm quan trọng bố mẹ cần buông điện thoại để tập trung vào con (Ảnh minh họa).
3. Khi đón con ở trường
Bất kể người đón trẻ là bố mẹ hay người giúp việc cũng không nên cầm điện thoại hay đeo tai nghe vào lúc này. Hãy cất các thiết bị công nghệ và chỉ chú ý đến con mình thôi. Hôm nay, có thể con đã phải trải qua 1 ngày không mấy thuận lợi ở trường rồi, vì thế con rất cần sự an ủi. Hoặc nếu như hôm nay với con là ngày may mắn thì trẻ cũng rất muốn được chia sẻ với người lớn ngay. Đây cũng có thể xem như là thời điểm quan trọng trong ngày của trẻ.
4. Khi con về đến nhà
Những đứa trẻ sau khi tan học về nhà thường ăn chút quà vặt rồi lại cắm cúi chơi điện tử. Steiner Adair cho rằng, thói quen này vô cùng không tốt cho trẻ. Cách tốt nhất là sau khi về nhà, bố mẹ nên cho trẻ ăn chút đồ ăn nhẹ rồi để con tự do ra ngoài chơi.
Khi tan học về, tốt nhất bố mẹ nên để con tự do vui chơi, chạy nhảy (Ảnh minh họa).
5. Khi bạn hoặc chồng/vợ tan sở về
Trước khi bước vào nhà, người lớn hãy giải quyết xong công việc với điện thoại. Steiner Adair đề cập đến việc, nhiều trẻ em đã phàn nàn rằng chúng muốn chạy tới ôm bố/mẹ của mình khi họ tan ca về nhưng lại nhận được câu trả lời: "Đợi chút" chỉ vì bố mẹ đang bận nói chuyện điện thoại. Vậy nên người lớn hãy cất điện thoại trước khi bước vào nhà và quan tâm hơn đến việc ở bên con cái của mình.
6. Trong bữa tối
Bữa tối là khoảng thời gian quan trọng nhất trong ngày để bố mẹ và con cái giao tiếp với nhau, vì vậy mọi người trong gia đình hãy đặt điện thoại xuống và trò chuyện với nhau, cùng nhau thưởng thức bữa tối.
7. Trước khi đi ngủ
Steiner Adair chỉ ra rằng, bất kể con bạn bao nhiêu tuổi, chúng cũng đều cần được bố mẹ chú ý đến khi nói: "Chúc ngủ ngon". Thông thường, cả người lớn và trẻ em đều cần ngưng sử dụng các thiết bị công nghệ khoảng 1 tiếng trước khi đi ngủ vì cơ thể của chúng ta cần thả lỏng và sẵn sàng cho giấc ngủ.
Người sử dụng điện thoại trong thời gian dài dễ dẫn đến chứng viêm kết mạc, khô mắt, ảnh hưởng nghiêm trọng đến xương gáy, xương vai và cột sống, gia tăng nguy cơ béo phì và ung thư vú. Nếu mọi người làm mất đi thói quen trò chuyện trực tiếp mặt đối mặt với người khác, dần dần sẽ mất đi khả năng giao tiếp thực tế, có ảnh hưởng đến xã hội.
Kể từ khi điện thoại thông minh được phổ biến rộng rãi, việc giao tiếp giữa con người ngày càng phụ thuộc vào các sản phẩm điện tử. Theo nghiên cứu mới nhất, 50% trẻ em Mỹ sẵn sàng sử dụng điện thoại chứ không muốn giao lưu trực tiếp.
Một kết quả nghiên cứu đáng lo ngại hơn đã cho thấy, từ năm 1989 (điện thoại thông minh xuất hiện), lượng người cùng chung sống trong 1 mái nhà nhưng vẫn cảm thấy cô đơn hoặc bị cô lập tăng lên 40%. Tuy nhiên, chuyên gia phát triển tâm lý học người Mỹ Catherine Steiner Adair đã phát biểu rằng: "Không cần phải lo lắng, chỉ cần chúng ta sử dụng công nghệ một cách chú ý và biết chừng mực hơn là được".
Việc bố mẹ rời xa thiết bị công nghệ để trò chuyện với con sẽ có lợi cho quá trình phát triển của trẻ (Ảnh minh họa).
Ngày nay, tin nhắn "Bố/mẹ yêu con" được gửi đi kèm với những khuôn mặt biểu cảm đáng yêu không thể nào khiến trẻ cảm nhận được tình cảm ấm áp thật sự đằng sau câu nói ấy.
Vậy, những mốc thời gian nào là thích hợp nhất để bồi dưỡng tình cảm với trẻ? Các bậc cha mẹ hãy theo dõi đáp án mà chuyên gia tâm lý học từ trường Đại học Havard đã đưa ra sau đây:
Steiner Adair đã kiến nghị các bậc cha mẹ, nhất định phải bỏ điện thoại, ipad, máy tính xuống để giao tiếp và quan tâm đến con mình trong những thời điểm dưới đây:
1. Trước khi đi học
Bất kể con bạn bao nhiêu tuổi, dù cho khoảng thời gian trước khi đến lớp ngắn ngủi và bận rộn thế nào, bạn vẫn nên duy trì việc này thường xuyên. Buổi sáng, con trẻ thường có những việc "quan trọng" muốn nói với bố mẹ như: bố/mẹ cần đón con lúc mấy giờ, sau giờ học con có những hoạt động gì vv… Việc trẻ cần là bố mẹ phải toàn tâm toàn ý lắng nghe và có những lời khích lệ con.
Buổi sáng là khoảng thời gian quan trọng mà trẻ rất cần được giải đáp những câu hỏi "quan trọng" (Ảnh minh họa).
2. Trên đường đến trường
Đây là khoảng thời gian rất quan trọng đối với 1 ngày của trẻ. Steiner Adair chỉ ra rằng, trên đường đến trường, trẻ em thường mang những "lo lắng có tính kỳ vọng", cảm thấy hồi hộp với những chuyện sắp xảy ra trong ngày kiểu như: "Bài kiểm tra đó mình đã ôn kĩ chưa nhỉ?" "Nhỡ may lần này mình vẫn không được chọn vào đội bóng thì phải làm thế nào?". Nếu như trên đường, bố mẹ bận nghe điện thoại hoặc lo nghĩ việc khác thì sẽ để lỡ mất những tâm tư cảm xúc của con, để lại trong trẻ suy nghĩ là: nỗi lo lắng của mình chẳng đáng để bố mẹ quan tâm.
Hơn nữa, nếu bố mẹ để trẻ chơi ipad hoặc điện thoại trên đường đi học, con sẽ không có thời gian để chuẩn bị tâm lý cho một ngày ở trường. Khoảng thời gian này, trẻ cần phải đối mặt với sự lo âu của bản thân để tự mình thư giãn đầu óc. Vậy nên, lúc này có thể cho trẻ ngắm nhìn đường phố hoặc nghe 1 bản nhạc phù hợp.
Khi đón con ở trường về cũng là thời điểm quan trọng bố mẹ cần buông điện thoại để tập trung vào con (Ảnh minh họa).
3. Khi đón con ở trường
Bất kể người đón trẻ là bố mẹ hay người giúp việc cũng không nên cầm điện thoại hay đeo tai nghe vào lúc này. Hãy cất các thiết bị công nghệ và chỉ chú ý đến con mình thôi. Hôm nay, có thể con đã phải trải qua 1 ngày không mấy thuận lợi ở trường rồi, vì thế con rất cần sự an ủi. Hoặc nếu như hôm nay với con là ngày may mắn thì trẻ cũng rất muốn được chia sẻ với người lớn ngay. Đây cũng có thể xem như là thời điểm quan trọng trong ngày của trẻ.
4. Khi con về đến nhà
Những đứa trẻ sau khi tan học về nhà thường ăn chút quà vặt rồi lại cắm cúi chơi điện tử. Steiner Adair cho rằng, thói quen này vô cùng không tốt cho trẻ. Cách tốt nhất là sau khi về nhà, bố mẹ nên cho trẻ ăn chút đồ ăn nhẹ rồi để con tự do ra ngoài chơi.
Khi tan học về, tốt nhất bố mẹ nên để con tự do vui chơi, chạy nhảy (Ảnh minh họa).
5. Khi bạn hoặc chồng/vợ tan sở về
Trước khi bước vào nhà, người lớn hãy giải quyết xong công việc với điện thoại. Steiner Adair đề cập đến việc, nhiều trẻ em đã phàn nàn rằng chúng muốn chạy tới ôm bố/mẹ của mình khi họ tan ca về nhưng lại nhận được câu trả lời: "Đợi chút" chỉ vì bố mẹ đang bận nói chuyện điện thoại. Vậy nên người lớn hãy cất điện thoại trước khi bước vào nhà và quan tâm hơn đến việc ở bên con cái của mình.
6. Trong bữa tối
Bữa tối là khoảng thời gian quan trọng nhất trong ngày để bố mẹ và con cái giao tiếp với nhau, vì vậy mọi người trong gia đình hãy đặt điện thoại xuống và trò chuyện với nhau, cùng nhau thưởng thức bữa tối.
7. Trước khi đi ngủ
Steiner Adair chỉ ra rằng, bất kể con bạn bao nhiêu tuổi, chúng cũng đều cần được bố mẹ chú ý đến khi nói: "Chúc ngủ ngon". Thông thường, cả người lớn và trẻ em đều cần ngưng sử dụng các thiết bị công nghệ khoảng 1 tiếng trước khi đi ngủ vì cơ thể của chúng ta cần thả lỏng và sẵn sàng cho giấc ngủ.
Người sử dụng điện thoại trong thời gian dài dễ dẫn đến chứng viêm kết mạc, khô mắt, ảnh hưởng nghiêm trọng đến xương gáy, xương vai và cột sống, gia tăng nguy cơ béo phì và ung thư vú. Nếu mọi người làm mất đi thói quen trò chuyện trực tiếp mặt đối mặt với người khác, dần dần sẽ mất đi khả năng giao tiếp thực tế, có ảnh hưởng đến xã hội.
Theo Trí thức trẻ