Bố mẹ ơi, đừng quên giúp con học cách… tự giác!

Ý thức tự giác là một trong những yếu tố có sức ảnh hưởng vô cùng lớn đến sự hình thành và phát triển nhân cách của trẻ.

Ý thức tự giác là một trong những yếu tố có sức ảnh hưởng vô cùng lớn đến sự hình thành và phát triển nhân cách của trẻ. Để khuyến khích tinh thần tự giác của con, bạn có thể tham khảo những gợi ý dưới đây để áp dụng cho con mình.

>> Càng kỷ luật, con càng dễ mắc lỗi hơn và đây là lý do

1. Dạy trẻ biết kiểm soát nội tâm

Để dạy con trẻ cách cư xử đúng đắn, không ít các bậc cha mẹ đã sử dụng biện pháp trừng phạt – khen thưởng với con trẻ. Tuy nhiên, điều này có thể vô tình sẽ phá huỷ tinh thần tự giác của trẻ. Bởi khi đó, trẻ sẽ có thói quen kiểm soát hành động của bản thân do các tác nhân từ bên ngoài. Trẻ sẽ không biết cân nhắc tới sự đúng – sai khi đưa ra các quyết định của mình.

Thay vì thế, bạn nên giúp đỡ trẻ học cách kiểm soát nội tâm bằng cách thay đổi cách nói chuyện với trẻ. Các vị phụ huynh nên tập trung vào bản chất hơn là bề nổi của sự việc mỗi khi trò chuyện với trẻ. Ví dụ, bạn có thể hỏi con: "Con có cảm thấy tự hào về con không?" thay vì nói "Bố mẹ tự hào về con". Cách nói này sẽ giúp trẻ tiếp cận vấn đề từ trong ra ngoài, để trẻ hiểu rằng kết quả của hành động là vì trẻ chứ không phải là để làm vui lòng bố mẹ.

2. Giao trách nhiệm cho trẻ

Trẻ sẽ dần trở nên tự giác hơn khi thường xuyên được giao trách nhiệm để học cách hoàn thành trách nhiệm của mình. Khi trẻ còn nhỏ, chưa tự ý thức được về suy nghĩ cũng như hành động của bản thân, bạn có thể giúp đỡ bé làm quen với ý thức tự giác bằng những hoạt động đơn giản hàng ngày như: giao trách nhiệm gấp quần áo, thu dọn bát đũa sau khi ăn, yêu cầu trẻ cất gọn đồ chơi sau khi trẻ bày bừa, nhắc trẻ nhớ vứt vỏ hộp sữa hay giấy ăn sau khi dùng vào thùng rác... Mỗi ngày đều lặp đi lặp lại những hành động như vậy dần dần quen sẽ mặc nhiên trở thành ý thức tự giác ở trẻ.

Bố mẹ ơi, đừng quên giúp con học cách… tự giác! - Ảnh 1.

3. Để trẻ tự đưa ra quyết định

Mặc dù trẻ chưa đủ kỹ năng và kinh nghiệm để đưa ra tất cả các quyết định trong cuộc sống của trẻ, nhưng bạn nên khuyến khích trẻ học các kỹ năng đưa ra quyết định càng sớm càng tốt. Bạn có thể để trẻ lựa chọn mình uống sữa hay uống nước hoa quả vào bữa sáng. Bạn có thể hỏi bé chơi đồ chơi gỗ hay chơi Lego. Với các bé lớn hơn, bạn nên cho bé thêm nhiều cơ hội lựa chọn hơn nữa.

Bố mẹ ơi, đừng quên giúp con học cách… tự giác! - Ảnh 2.

Để đưa ra các lựa chọn cho con, bạn cũng cần giúp bé hiểu trách nhiệm với quyết định của mình. Nếu bé chọn uống sữa và thay đổi quyết định sau khi bạn đã lấy sữa cho bé, bạn có thể nói với bé biết rằng đó là quyết định của bé ban đầu. Bạn có thể an ủi bé bằng cách nói với bé rằng bé có thể chọn uống nước hoa quả vào bữa trưa hoặc bữa sáng ngày hôm sau. Tuy nhiên, nếu bé thay đổi trước khi bạn đổ sữa cho bé, bạn có thể linh động. Con trẻ cũng cần học cả cách linh động và chịu trách nhiệm khi đưa ra quyết định.

Bạn cần giải thích cho trẻ thấy rằng tất cả các lựa chọn đều có hậu quả kèm theo. Hậu quả đó có thể là tốt hoặc xấu. Bạn có thể giúp trẻ hiểu khi trẻ lựa chọn một thứ gì đó, trẻ sẽ phải từ bỏ thứ kia. Lựa chọn sẽ giúp trẻ tự giác bởi chúng khuyến khích trẻ suy nghĩ về những thứ quan trọng nhất.

Tất cả mọi người, từ già lẫn trẻ, đều học hỏi qua những sai lầm. Bạn không nên từ bỏ cơ hội học hỏi này của con. Nếu bé đưa ra một quyết định sai, thay vì bạn giải quyết vấn đề cho bé, bạn hãy thảo luận với con những việc mà bé cần làm để lần sau bé có thể quyết định đúng hơn. Ví dụ, nếu trẻ giành đồ chơi của bạn bè, bạn không nên lặp lại hành vi như vậy bằng cách giành lại đồ chơi của bé. Thay vì vậy, bạn có thể giải thích với bé rằng giành đồ chơi của người khác là hành vi không chấp nhận được, và bạn có thể hỏi bé lần sau bé sẽ làm gì để mượn đồ chơi của bạn. Bé sẽ học hỏi được bài học đáng giá.

Theo Trí thức trẻ


dạy trẻ

tính tự giác

Nuôi Dạy Con


Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.