Bố mẹ thì hốt hoảng lo lắng nhưng các nghiên cứu khoa học đã chỉ ra lợi ích tuyệt vời của kiểu trò chơi này

Hầu hết cha mẹ đều không an tâm khi để con thử sức với các trò chơi mạo hiểm nhưng đây lại là những lợi ích tuyệt vời mà nó mang lại cho trẻ.

Hầu hết cha mẹ đều không an tâm khi để con thử sức với các trò chơi mạo hiểm nhưng đây lại là những lợi ích tuyệt vời mà nó mang lại cho trẻ.

Nếu bạn có con đang độ tuổi tập đi, bạn có thể rất quen với tình huống này: Bạn cùng con trên sân chơi tập thể. Con bỗng quyết định: Trượt xuống cầu trượt thì thường quá. Đã đến lúc phải trèo ngược lên mới hay.

Phải làm gì đây? Khích lệ sự kiên trì, không chịu bỏ cuộc và suy nghĩ phóng khoáng, vượt qua ngoài khuôn khổ của con hay tuân thủ nghiêm túc quy định sân chơi?

Nếu bạn cũng đang trong cuộc tranh cãi về vấn đề trên, hãy tham khảo những thông tin từ các nghiên cứu khoa học dưới đây để hiểu được sự khác biệt giữa các hoạt động vui chơi không an toàn và những hoạt động tưởng như có vẻ mạo hiểm nhưng lại thực sự mang đến một số lợi ích thực tế. Chúng có thể khiến bạn kinh ngạc.

Bố mẹ thì hốt hoảng lo lắng nhưng các nghiên cứu khoa học đã chỉ ra lợi ích tuyệt vời của kiểu trò chơi này-1

Trẻ có xu hướng chủ động hơn, tích cực hơn khi chơi đùa ở những sân chơi thám hiểm với các yếu tố "mạo hiểm" (Ảnh minh họa).

1. Xây dựng sự tự tin

Hãy tưởng tượng con bạn sẽ cảm thấy thế nào khi bé thực sự tự mình đi ngược lên chiếc cầu trượt. Phần lớn trường hợp, bé sẽ reo hò, ánh mắt sáng ngời lên vì hãnh diện. Đây là một dạng tự tin mà các nhà nghiên cứu khẳng định rằng, được bồi đắp nhờ các trò chơi mạo hiểm. Đó là sự tự tin hình thành từ nỗ lực bền bỉ, không chịu bỏ cuộc, làm đến cùng mới thôi. Không những thế, sự tự tin ấy ở trẻ còn được xây dựng dựa trên một hiểu biết ngầm rằng: bạn tin tưởng con và tạo cơ hội cho con tự chinh phục thử thách mới.

Điều này đối lập với những cách thức chơi đùa điển hình, theo đó, phụ huynh theo dõi sát sao mọi hành động của trẻ vì lo sợ nguy hiểm xảy ra. Các học giả đã chỉ ra rằng, làm như vậy sẽ gửi một thông điệp tới trẻ rằng người lớn không thể tin tưởng vào chính cảm nhận của họ về việc thế nào là không an toàn.

2. Khích lệ việc chơi đùa chủ động, tích cực hơn

Thực tế là những đứa trẻ đó được trao nhiều cơ hội để tự quyết định, để tự thay đổi hơn so với trẻ khác. Không những thế, một số nghiên cứu còn cho thấy, trẻ có xu hướng chủ động hơn, tích cực hơn khi chơi đùa ở những sân chơi thám hiểm với các yếu tố "mạo hiểm" như lốp xe cũ, các đồ dùng tái chế so với sân chơi truyền thống có các mô hình trò chơi cố định và quen thuộc.

Nói như vậy không có nghĩa là bạn nên cho phép bé con 2 tuổi của mình chơi ở một sân phế liệu với cả đống dụng cụ chất cao. Điều cần nhấn mạnh ở đây là con bạn thực sự muốn thử thách.

Trẻ cảm thấy tự tin, chủ động khi được trao cho vừa đủ tự do để kiểm nghiệm giới hạn thể chất của mình. Và thử thách thể chất ấy cũng có thể giúp trẻ khỏe mạnh hơn nhờ thúc đẩy sự vận động.

Bố mẹ thì hốt hoảng lo lắng nhưng các nghiên cứu khoa học đã chỉ ra lợi ích tuyệt vời của kiểu trò chơi này-2

Trẻ cảm thấy tự tin, chủ động khi được trao cho vừa đủ tự do để kiểm nghiệm giới hạn thể chất của mình (Ảnh minh họa).

3. Thiết lập giới hạn nội tại

Bằng cách trải nghiệm các hoạt động mạo hiểm vừa sức, trẻ nhận biết rõ hơn về giới hạn thể chất và tinh thần của mình. Trèo lên đỉnh một khung chơi leo trèo có thể khiến bé 2 tuổi hoảng sợ nhưng với một số trẻ khác, nó mang lại niềm vui và góp phần tạo dựng tự tin. Mỗi đứa trẻ cần xác định xem đâu là những giới hạn của bản thân.

Một nghiên cứu với hơn 25.000 trẻ đã cho thấy, không có mối liên hệ giữa chơi đùa mạo hiểm (chơi ở những vị trí cao hơn bình thường) và nguy cơ chấn thương gia tăng. Mức độ rạn, gãy xương cũng không liên quan tới độ cao của các thiết bị trong sân chơi.

Một số nhà nghiên cứu thậm chí còn cho rằng, bằng cách từ chối để trẻ thử thách bản thân với những hoạt động mạo hiểm vừa sức, bạn đã tước đi của trẻ cơ hội đối mặt với nỗi sợ và vượt qua nó. Không có sự tiếp xúc này, một số trẻ sẽ âm thầm gặm nhấm nỗi sợ và hậu quả có thể xảy ra chính là chứng rối loạn lo âu.

4. Thúc đẩy các kỹ năng xã hội

Vui chơi mạo hiểm có thể cải thiện kỹ năng xã hội, nó được thể hiện trong một số dạng vui chơi nhất định.

Ví dụ chơi đánh nhau là hoạt động bình thường của trẻ trai. Với người lớn, trò chơi chiến trận của trẻ giống một trò vui thôi, nhưng qua đó, trẻ đã học được nhiều điều bổ ích về kỹ năng thương thảo, về việc làm thế nào để quyết định trò chơi đã đi quá xa, cần dừng lại ngay.

Bố mẹ thì hốt hoảng lo lắng nhưng các nghiên cứu khoa học đã chỉ ra lợi ích tuyệt vời của kiểu trò chơi này-3

Khi vui chơi mạo hiểm, trẻ hình thành sự tự tin từ nỗ lực bền bỉ, không chịu bỏ cuộc, làm đến cùng mới thôi (Ảnh minh họa).

5. Khích lệ sự sáng tạo

Vui chơi mạo hiểm có thể nuôi dưỡng những cách tư duy mới mẻ và khả năng sáng tạo khi trẻ được đặt vào những tình huống khác với môi trường quen thuộc của mình.

Với một bối cảnh sân chơi "mạo hiểm" hơn, những vấn đề khó nhằn hơn của tự nhiên mới được biểu lộ. Trẻ phải sử dụng tư duy sáng tạo và kỹ năng giải quyết vấn đề nhằm xác định xem liệu có bao nhiêu trẻ có thể đứng trên một thân cây đổ trước khi nó được dọn đi. Trẻ học thông qua thử - sai bài học có thể tiến gần tới mép hồ bao xa trước khi gặp nguy hiểm. Những chuyện này có vẻ giống các hoạt động đơn giản nhưng với trẻ nhỏ, chúng kích thích trí não vận động.

Một nghiên cứu cho thấy, trẻ sáng tạo hơn trong suy nghĩ khi chơi ở những sân chơi có các bộ phận tháo rời (lốp xe cũ, hộp, thùng…). Mặc dù những thứ này về bản chất không có giá trị chơi đùa, trẻ hoàn toàn có thể sáng tạo đủ trò với chừng đó dụng cụ.

* Lưu ý: Những trò chơi "mạo hiểm" được đề cập đến trong các nghiên cứu trên được định nghĩa là hoạt động như chơi trên cao, chơi đánh nhau, chơi trong môi trường mạo hiểm có hỗ trợ (ví dụ, sân chơi thám hiểm).

Theo Helino


làm cha mẹ

Dạy con

trò chơi mạo hiểm


Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.