Câu chuyện điển hình về khẩu nghiệp khi dạy con mà cha mẹ nào cũng thấy bóng hình mình trong đó

Trong quyển "Bốn Thỏa Ước", Miguel Ruiz đã chia sẻ một câu chuyện về tác hại của "khẩu nghiệp" trong việc nuôi dạy con cái rất thấm thía như sau.

Trong quyển "Bốn Thỏa Ước", Miguel Ruiz đã chia sẻ một câu chuyện về tác hại của "khẩu nghiệp" trong việc nuôi dạy con cái rất thấm thía như sau.
 

"Có một người phụ nữ thông minh và hiền lành. Bà có một đứa con gái mà bà luôn rất yêu thương và cưng chiều.

Một tối nọ, đi làm về sau một ngày tồi tệ, vừa mệt mỏi, vừa căng thẳng, bà ấy chỉ muốn được nghỉ ngơi yên tĩnh và nhẹ nhàng, nhưng con gái thì lại đang rất vui vẻ nhảy nhót, ca múa. Cô bé không hề biết mẹ mình đang trong tâm trạng như thế nào, cô chỉ đang sống trong thế giới, trong giấc mơ của bản thân mình.

Cô bé càng lúc càng hào hứng, càng nhảy múa, ca hát càng lớn, thể hiện sự vui vẻ của mình cho mẹ thấy. Cô bé hát lớn đến mức làm cho mẹ mình càng đau đầu hơn, và ngay lúc đó, bà mất kiểm soát.

Nổi giận, bà nhìn cô con gái xinh đẹp của mình mà nói: 'Câm đi! Con hát dở quá. Con im đi giúp mẹ!'.

Thực tế thì lúc đó bà mẹ đã không còn khả năng chịu đựng bất kì tiếng ồn nào nữa rồi; chứ không phải là vì con gái bà ấy hát không hay. Nhưng cô bé khi đó lại tin tưởng lời của mẹ mình, và từ đó cô bé hình thành một thoả ước với bản thân. Cô bé không còn ca hát nữa, bởi vì cô tin rằng giọng mình nghe rất tệ và làm người nghe thấy phiền. Cô bé dần dần trở nên rụt rè khi đến trường, nếu như được mời hát thì cô bé cũng từ chối. Thậm chí cả nói chuyện với người khác cũng dần trở nên khó khăn với cô.

Câu chuyện điển hình về khẩu nghiệp khi dạy con mà cha mẹ nào cũng thấy bóng hình mình trong đó-1

Lời nói của cha mẹ có sức mạnh xây dựng, hoặc hủy hoại rất lớn đến sự phát triển và tương lai con trẻ.

Mọi thứ từ đó đã thay đổi hoàn toàn với cô bé vì thoả ước đó: Cô bé tin rằng mình phải kiềm chế cảm xúc của mình lại để được chấp nhận và yêu thương. Bất kì khi nào chúng ta nghe ý kiến từ người khác và tiếp nhận nó, chúng ta đều đồng tình với nó trong lòng, khiến nó trở thành một phần 'niềm tin' của chúng ta. Khi cô bé lớn lên, mặc dù bản thân có giọng hát rất tốt, nhưng lại không bao giờ cô hát nữa. Một lời 'phù phép' vô hình đã biến thành gông kiềm vô hình với cô bé. Và cái 'bùa phép' này lại còn là do chính người yêu thương cô bé nhất áp đặt lên: là mẹ của cô. Chính mẹ của cô bé còn không nhận ra mình đã gây hậu quả gì cho con với những lời vô ý của bản thân. Bà ấy không nhận ra mình đã sử dụng 'phép thuật hắc ám' yểm bùa lên con gái của mình. Bà ấy không nhận ra sức mạnh lời nói của bà…

Con cái chúng ta đang phải chịu "ác nghiệp" về những lúc "ác khẩu" của chung ta như thế nào?".

Bạn, đúng theo nghĩa đen, có thể "phù phép" con mình bằng những chính lời nói hàng ngày của mình. Lời nói của cha mẹ có sức mạnh xây dựng, hoặc hủy hoại rất lớn đến sự phát triển và tương lai con trẻ. Bởi vì những từ chúng ta sử dụng, đặc biệt là trong lúc đang khen ngợi hay phê bình con chính là những "viên gạch nền tảng" xây dựng khái niệm của con về bản thân mình.

Khi đó, con trẻ có thể sẽ sống dưới cái gọi là "bùa phép" do lời nói đó suốt cả đời mình. Hành động, suy nghĩ và ăn nói theo cách mà chúng không hiểu được tại sao – sống một cách tiêu cực mà không hiểu được nguyên nhân là do đâu. Và đó là lúc con sẽ phải chịu đựng cái "ác nghiệp" lúc bạn đang "ác khẩu".

Ví dụ, nếu như tôi than phiền với hàng xóm về việc con trai mình trong trường học tệ thế nào, nói rằng "thằng bé nó không có học hỏi như chị nó được!", nếu như con trai tôi nghe được thì con sẽ hiểu ý của tôi như thế nào? Thông điệp con nhận được sẽ là gì?

Liệu mình không giỏi bằng chị? Hay là cảm thấy mình không thể nào học giỏi được? Hay thậm chí cảm thấy mình vô dụng và chỉ làm người khác thất vọng?

Dù khi nói ra tôi đang có ý định tốt đi nữa, tôi có thể đã làm thương tổn lòng tự tôn của con vì so sánh hơn thua với chị gái mà còn không nhận thức được đây là điều đang xảy ra với con.

Cũng như vậy, cha mẹ thường hay do cảm xúc không kiểm soát được, hay có ý mong muốn con sẽ thay đổi mà vô tình "lập trình" đủ loại giới hạn cho con, định hình giá trị bản thân cho con, bằng chính những lời nói của mình, ví dụ như:

"Con hư quá, nghịch quá".

"Con chậm hiểu quá!".

"Tiền là cội nguồn của tội lỗi và tiền không rơi từ trên trời xuống".

"Con trai lớn không được khóc".

"Con bị gì vậy hả, ngu quá vậy".

"Con không học giỏi toán hả - giống y như bố/mẹ thôi".

"Con lùn quá, hay mập quá, hay ốm quá, hay xấu quá".

Làm thế nào để tránh khẩu nghiệp trong dạy con?

Về vấn đề này, chị Phùng Lan Phương - chuyên gia tư vấn và phát triển mối quan hệ tại đã có những chia sẻ dựa trên khoa học như sau.

Khi "tám chuyện" về con cái mình, có thể chúng ta sẽ đang cài những thông điệp có hại vào tiềm thức của con mà không nhận ra mình đang hại con như thế nào. Điều này càng đặc biệt chính xác với trẻ trong 6 năm đầu đời.

6 năm đầu đời được gọi là "THỜI ĐIỂM IN DẤU", tất cả mọi thứ chúng ta nói trong thời gian này đều sẽ được trẻ tiếp nhận một cách không chọn lọc, bởi vì trẻ vẫn chưa hoàn toàn phát triển khả năng đánh giá hay chắt lọc thông tin đến với mình.

Phùng Lan Phương - Chuyên gia tư vấn và phát triển mối quan hệ

Trong 2 năm đầu đời, sóng não của trẻ luôn ở tình trạng được gọi là "sóng não Delta", là tình trạng đang thư giãn giống như khi chúng ta đang ngủ - tức là những trẻ dưới 2 tuổi cơ bản là lúc nào cũng đang ngủ say cho dù chúng đang mở to mắt nhìn bạn đi nữa. Trẻ đang sống và tiếp thu mọi thứ như đang trong một giấc mơ vậy.

Từ 2 đến 6 tuổi, sóng não của trẻ bắt đầu trở nên hoạt động nhiều hơn, đổi thành sóng não Theta, nhưng trong tình trạng này thì trẻ vẫn đang tiếp thu mọi thứ không thông qua màng lọc nào, vẫn đang sống trong tiềm thức của bản thân. Chúng vẫn chưa phát triển được khả năng phân tích và chắt lọc những thông tin mình muốn tiếp nhận. Cũng tức là mọi thứ chúng ta nói với con sẽ được truyền đạt trực tiếp đến tiềm thức của con!

Nếu chúng ta nói rằng con trai mình là "bé ngoan" thì con cũng sẽ chấp nhận đó là sự thật. Nếu như chúng ta chê con gái là "bé hư" thì con cũng sẽ chấp nhận đó là sự thật. Giống như chúng ta đang "lập trình" cho não của con trong lúc chúng đang bị thôi miên – và thực sự đây chính là điều đang xảy ra!

Vậy nên lời nói của chúng ta có ảnh hưởng rất trọng yếu đến con cái, đặc biệt trong "thời điểm in dấu" này. Nếu sử dụng lời nói chuẩn xác, chúng ta sẽ giúp xây dựng tính cách của trẻ một cách tích cực. Ngược lại, chúng ta có thể sẽ khiến con đi sai lệch sau này trong đời.

Chúng ta có thể làm gì mới có thể né tránh "ác khẩu nghiệp" với con cái mình? Làm sao bạn tránh được chuyện vô tình "yểm bùa" lên con?

Nghiệp theo một nghĩa nào đó là những thói quen trong suy nghĩ, lời nói, hành động. Những thói quen này có sức mạnh cuốn hút, chi phối chúng ta nói năng theo một cách nào đó, hay có những suy nghĩ cảm xúc gì hoặc thường có những hành động gì. Và đồng thời bao gồm kết quả của những thói quen này.

Tuy thông thường, khi nói đến "nghiệp", chúng ta có thể hay nghĩ tới những hậu quả xấu, theo nghĩa này, "Khẩu nghiệp" có thể hiểu bao gồm cả thói quen sử dụng ngôn ngữ, thói quen giao tiếp và hậu quả xấu hay kết quả tích cực được tạo ra từ những gì chúng ta quen nói với con cái, với vợ chồng hay những người xung quanh.

Thói quen này có thể đã được hình thành từ rất lâu trước đây, chúng ta cũng có thể đã được "lập trình" từ cha mẹ, ông bà, hàng xóm, thầy cô,… của mình và đang "chạy những chương trình" này lên con. Nhưng đã là thói quen thì có thể thay đổi, tuy quá trình thay đổi có thể khó khăn và kéo dài.

Câu chuyện điển hình về khẩu nghiệp khi dạy con mà cha mẹ nào cũng thấy bóng hình mình trong đó-2Chị Phùng Lan Phương - chuyên gia về những giải pháp tối ưu trong việc nuôi dạy con dựa trên những hiểu biết thực tiễn về cách bộ não làm việc và tầm quan trọng.

Bước đầu tiên và quan trọng trong việc thay đổi một thói quen là nhận thức được rõ ràng mình đang có thói quen gì. Bạn có nhận thức được mình hay nói gì với con? Và con đang nhận được thông điệp gì từ bạn?

Hãy tập thói quen quan sát khi giao tiếp với con. Bạn có đang vì mệt mỏi mà tức giận và nói những lời nặng nề với con? Bạn có hay động viên con đúng cách? Bạn có biết mục đích của mình khi nói với con là gì? Bạn có hay quan sát cảm xúc của con và của chính mình khi hai mẹ con trò chuyện? Bạn có đang "chạy một chương trình" mình không mong muốn?

Hãy quan sát. Và đừng đánh giá. Ngay khi bạn đánh giá (con hay bản thân mình), não bạn lại đang chạy một "chương trình" tiêu cực khác. Hãy chỉ quan sát và nhìn lại, hãy hít thở, hãy gửi năng lượng yêu thương đến con và bản thân mình. Bạn sẽ dần dần không còn bị thu rút vào thói quen cũ. Con đang cố gắng hết sức lớn lên. Mẹ cũng đang cố gắng hết sức để làm tốt nhất có thể. Mỗi khoảnh khắc lại là một sự khởi đầu mới, chúng ta có thể làm lại, cùng nhau chạy lại một "chương trình" khác tích cực hơn. Chúng ta hãy ôm nhau, trân quý những khoảnh khắc còn được ở bên nhau và nuôi dưỡng thiện nghiệp bằng ái ngữ.
 

 

Theo Helino

 


khẩu nghiệp

làm cha mẹ

Dạy con

Nuôi Dạy Con


Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.