Chính hành động này của nhiều bố mẹ còn gây nguy hiểm cho trẻ hơn cả clip “bẩn” và bạo lực trên Youtube

“Vứt điện thoại cho con để được yên thân”, hay “ở bên con mà mắt không rời điện thoại” là những hành động của hầu hết cha mẹ hiện đại.

“Vứt điện thoại cho con để được yên thân”, “dùng điện thoại để trao đổi, mặc cả với con” hay “ở bên con mà mắt không rời điện thoại” là những hành động có thể nói của hầu hết cha mẹ hiện đại.

Điều đó còn mang đến tác hại khủng khiếp hơn gấp nhiều lần việc trẻ tiếp xúc và xem các clip bẩn, clip chế trôi nổi trên Youtube.

Bị "ngắt kết nối" với cha mẹ là điều tệ hại nhất đối với mọi đứa trẻ

Chúng ta có thể nhìn thấy những hình ảnh này ở khắp mọi nơi.

Đó là những bố mẹ, bất kể là ở nhà hay ngoài hàng quán, cùng lúc đặt con xuống bàn ăn là đặt trước mặt con một chiếc điện thoại mở nhạc xập xình hoặc phim hoạt hình nhấp nháy. Các em bé từ 8, 9 tháng tuổi đến 6, 7 tuổi đã "ngoan ngoãn" ăn những bữa ăn như thế.

Đó là những bố mẹ sau khi lên cơn tam bành, quát tháo, dọa nạt mà vẫn không xử lý được cơn khủng hoảng, mè nheo, đòi hỏi của con thì liền thảy cho con chiếc điện thoại để chúng "im miệng lại", còn mình thì được yên thân.

Đó là những bố mẹ đi cùng con trên đường nhưng tay luôn lăm le chiếc điện thoại, ngồi cùng con ngoài công viên nhưng mắt dán vào điện thoại, thứ mà họ tương tác với con nhiều nhất có lẽ là… giơ điện thoại và "ép" con chụp thật nhiều ảnh.

Đó là những bố mẹ dùng điện thoại mọi lúc, mọi nơi, ngay cả khi đã rời khỏi văn phòng về nhà, trong bữa ăn gia đình hay lúc kèm con học bài thì cũng không thể thiếu chiếc điện thoại trên tay.

Chính hành động này của nhiều bố mẹ còn gây nguy hiểm cho trẻ hơn cả clip bẩn” và bạo lực trên Youtube-1

Đó chính là chúng ta. Chính là hình ảnh mà trẻ nhỏ đang nhìn thấy hàng ngày, từ ngày này qua ngày khác, chúng nhìn thấy bố mẹ mình "không thể sống thiếu điện thoại", chúng nhìn thấy "mình không quan trọng bằng chiếc điện thoại của bố mẹ"… và đó mới là điều gây tổn thương và phá hủy tinh thần, cảm xúc của trẻ mạnh mẽ, dai dẳng hơn gấp nhiều lần những clip "bẩn" và clip chế hay những chương trình bạo lực trên Youtube. Bởi vì điều đó đồng nghĩa với việc, bố mẹ đã hoàn toàn ngắt kết nối với con ngay cả trong những khoảnh khắc và hoạt động quan trọng nhất của trẻ là khi chúng vui chơi và ăn uống – trong khi, những kết nối cảm xúc, tinh thần đó với cha mẹ lại cực kì có ý nghĩa đối với sự lớn lên trưởng thành và hạnh phúc của trẻ.

Tại sao cha mẹ hiện đại lại cần đến chiếc điện thoại để có thể dễ dàng hơn trong việc nuôi dạy con? Đơn giản là vì chúng ta quá bận rộn và cũng quá "nghiện ngập" thứ thiết bị thông minh này. Chuyên gia người Anh, Sue Atkins từng tổ chức vô số các khóa học huấn luyện làm cha mẹ chia sẻ rằng: "Chúng ta đang sống trong một thế giới kết nối không ngừng nghỉ. Người lớn luôn có vẻ bận rộn với chiếc điện thoại của mình và không thể lên kế hoạch sử dụng nó hợp lý hơn. Cha mẹ luôn muốn kiểm soát thời gian chơi điện thoại của con nhưng họ lại là hình mẫu vô cùng tệ hại về việc phụ thuộc vào màn hình một cách vô tội vạ và thiếu kiểm soát".

Chính hành động này của nhiều bố mẹ còn gây nguy hiểm cho trẻ hơn cả clip bẩn” và bạo lực trên Youtube-2

Xem màn hình có thể phá hủy tâm trí và thể chất trẻ như thế nào?

Cũng trong một cuộc khảo sát độc lập tại Anh trong khuôn khổ chương trình "Nói không với điện thoại" của hệ thống nhà hàng Ý Frankie & Benny's, kết quả thu được đã khiến không ít phụ huynh giật mình. 72% trẻ nhỏ được hỏi mong muốn cha mẹ bớt sử dụng điện thoại để trò chuyện với mình. 77% phụ huynh thừa nhận, họ từng có cảm giác tội lỗi vì đã chúi vào điện thoại thay vì chơi đùa cùng con. 25% phụ huynh cho biết, họ không thể thiếu điện thoại trong bữa ăn.

Điện thoại và các thiết bị điện tử như tivi, iPad có thể phá hủy tâm trí và cơ thể của trẻ một cách khủng khiếp. Các nghiên cứu khoa học và tâm lý chỉ ra rằng, chứng nghiện màn hình khiến trẻ không học được cách chơi chung thân thiện với bạn bè, không nuôi dưỡng được sự đồng cảm và khó nắm bắt các tín hiệu cảm xúc của bạn bè. Trẻ nhỏ cần được ngủ đủ và ngủ sâu hơn bất cứ đối tượng nào để mã hóa các ký ức dài hạn, bảo tồn chức năng miễn dịch và thúc đẩy não phát triển, thế nhưng, các thiết bị điện tử làm gián đoạn hầu hết các nhịp điệu bình thường này ở trẻ. Đi kèm với đó là những nguy cơ về sức khỏe thể chất như sự tích tụ chất béo và suy giảm hệ xương cơ của trẻ.

Chính hành động này của nhiều bố mẹ còn gây nguy hiểm cho trẻ hơn cả clip bẩn” và bạo lực trên Youtube-3

Điều quan trọng nhất mà nhiều các nghiên cứu khác nhau đã chỉ ra rằng các thiết bị điện tử khiến não trẻ thay đổi, cụ thể là những thay đổi trong chất xám của não. Trẻ có thể mất đi sự nhạy bén trong một số lĩnh vực quan trọng, bao gồm kiểm soát hành vi, kỹ năng tổ chức và lập kế hoạch hay khả năng đồng cảm với người khác. Sự thay đổi này đặc biệt trở nên đáng báo động trong giai đoạn trẻ bắt đầu dậy thì, khi mà các hormone của trẻ liên tục thay đổi một cách bất ổn định. Trẻ sẽ dễ bị tổn thương hơn và sẽ phải đối mặt với những rủi ro lớn hơn đối với các vấn đề như quan hệ tình dục sớm, lạm dụng ma túy và chất gây nghiện.

Chính hành động này của nhiều bố mẹ còn gây nguy hiểm cho trẻ hơn cả clip bẩn” và bạo lực trên Youtube-4

Cha mẹ hãy giới hạn thời gian trẻ được dùng màn hình theo từng độ tuổi

"Làm gương cho con" luôn là một thử thách khó khăn của cha mẹ, đặc biệt là trong việc "cai nghiện" các thiết bị điện tử, nhưng đó thực sự là cách duy nhất và hiệu quả nhất để bố mẹ giúp con an toàn trước những cạm bẫy từ thế giới mạng. Bởi vì, chỉ khi cha mẹ dành thời gian để kết nối với con, trẻ mới thực sự được an toàn và lớn lên khỏe mạnh.

 

Theo Helino


điện thoại di động

Thiết bị thông minh


Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.