- Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
- Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
- Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
- Mục này không có nhuận bút.
Có nên chọn ngành theo đam mê hay theo môn mình giỏi?
Ki cảm thấy mình trí thông minh nào của mình là tốt nhất thì chúng ta chọn ngành học theo cái mình có
Tiến sĩ Phạm Ngọc Linh, Phó trưởng khoa công tác xã hội, Học viện thanh thiếu niên và Tiến sĩ Phạm Mạnh Hà, Phó trưởng khoa công tác thanh niên, Học viện thanh thiếu niên đã giải đáp những thắc mắc, tư vấn hướng nghiệp cho thí sinh và phụ huynh xung quanh về vấn đề chọn ngành, chọn trường phù hợp với mình.
Tiến sĩ Phạm Mạnh Hà, Phó trưởng khoa công tác thanh niên, Học viện thanh thiếu niên đã giải đáp những thắc mắc, tư vấn hướng nghiệp cho thí sinh và phụ huynh.
Ngành nào ra trường có việc làm ngay?
Đây là câu hỏi được nhiều thí sinh và phụ huynh đưa ra trong việc chọn ngành, chọn trường năm nay, khi mà những lo lắng về tỷ lệ thất nghiệp của sinh viên đại học ngày càng cao.
Em Nguyễn Đức Anh, Trường THPT Kim Liên có hỏi: “Em học tốt hai môn Vật Lí, Hóa học nhưng gia đình hướng em sang bên trường Y, Dược, em không biết có phù hợp không? cơ hội việc làm của ngành này sau khi ra trường có cao không?”
Tương tự, một bạn thí sinh đưa ra câu hỏi: Hiện nay theo nhiều thông tin đại chúng thì chúng ta đang trong tình trạng “thừa thầy, thiếu thợ”, nhiều sinh viên ra trường không tìm được việc làm: học kinh tế ngoại thương ra trường lại mở một trang trại nuôi lợn, hay trồng rau sạch, vậy học ngành gì, trường gì để ra trường không thất nghiệp?.
Tư vấn về vấn đề này, TS Linh cho rằng: chưa có chuyện chúng ta thừa thầy hay thiếu thợ mà vấn đề nằm ở việc chúng ta cần những thầy giỏi, thợ giỏi: “ học đại học là để có một nghề làm, với tay nghề cao, với những kiến thức được đào tạo để có năng lực đáp ứng được nhu cầu xã hội”.
Nhiều ngành nghề được cho là nhu cầu việc làm cao như ngành tài chính- kế toán, người học sau khi ra trường có thể làm ở những doanh nghiệp nhà nước, những doanh nghiệp tư nhân hay nước ngoài, nhưng cơ hội thăng tiến hay không phải phụ thuộc vào việc chúng ta có nắm bắt được cơ hội, vận động tốt trong môi trường làm việc của mình, cô Linh tư vấn.
Giải đáp băn khoăn về nhu cầu việc làm ở những ngành được coi là ít có tiềm năng như: ngành kỹ thuật điện tử về sửa chữa thiết bị y tế hay kỹ thuật vật lý hạt nhân. Thầy Hà tư vấn, càng những ngành được đào tạo chuyên sâu, ít trường đào tạo thì cơ hội việc làm càng cao.
Tuy nhiên, thầy Hà cũng nhấn mạnh thí sinh phải tìm hiểu thật kỹ nhu cầu tuyển dụng của những ngành này sau khi kết thúc 4 năm học đại học. “như ngành vật lý hạt nhân , 3 năm nay chúng ta không tuyển người người mới hay như sữa chữa thiết bị y tế thì không thể sữa chữa được các thiết bị khác,..vì vậy nên thham khảo ý kiến của gia đình.
Có nhiều đam mê nhưng không đúng với khả năng thì chọn ngành học nào?
Một trong những yếu tố quan trọng để thành công trong công việc, trong cuộc sống của mình là chọn được nghề gắn với đam mê. Tuy nhiên, nhiều thí sinh lại băn khoăn: nên chọn ngành theo đam mê hay theo môn mình giỏi? Em có rất nhiều đam mê nhưng không đúng với khả năng của mình thì làm thế nào? Làm thế nào để tìm được đam mê khi chưa có trải nghiệm?
Nhiều thí sinh vẫn chưa xác định được ngành nghề mà mình yêu thích phù hợp với năng lực
Theo TS Phạm Mạnh Hà, hiện nay trong trường học các môn học chỉ liên quan tới hai loại trí tuệ liên quan tới thông minh toán học- logic( toán, lý, hóa, sinh), loại trí tuệ thứ 2 là trí tuệ ngôn ngữ( văn, sử, giáo dục công dân). Để tìm được đam mê của mình có thể dựa vào 7 loại trí tuệ thông minh: trí thông minh toán học- logic, ngôn ngữ, tự nhiên, nội tâm, trí tưởng tượng không gian, trí thông minh vận động, trí thông minh âm nhạc.
Như vậy, khi cảm thấy mình trí thông minh nào của mình là tốt nhất thì chúng ta chọn ngành học theo cái mình có. Hiện nay nhiều trường đại học đều có tuyển sinh khối ngành năng khiếu, ví dụ chúng ta có trí tưởng tượng không gian có thể trở thành nhà thiết kế đồ họa, mỹ thuật, thời trang,..
Bên cạnh đó, có thể chọn ngành, nghề theo 6 loại tính cách: tính cách về kỹ thuật (người thích làm việc với máy móc, thiết bị), người thích nghiên cứu, người có tích cách nghệ thuật, người có tính cách xã hội- thích giao tiếp, người có thiên hướng lãnh đạo.
"Tính cách con người tác động tới rất nhiều con đường mà ta sẽ đi. Nhiều người vào nhiều trường đại học cũng phải bỏ ngang chừng vì không phù hợp hay đi học chỉ là để có bằng, sẽ tốn rất nhiều thời gian và công sức, Vì vậy nên chọn ngành, nghề mà mình cho là giỏi nhất, có năng lực nhất"- thầy Hà tư vấn.
Cũng theo thầy Hà, nên xác định ngành mình học trước, sau đó chọn trường đại học phù hợp với khả năng của mình. “Khi đã chọn được nghề mình thích thì không nhất quyết là phải vào các trường đại học danh tiếng mà mình không đủ khả năng, hoàn toàn có thể chọn trường tốt dưới thấp điểm hơn, nhưng phải lỗ lực, ý chí phấn đấu, cộng với đam mê thì chúng ta hoàn toàn có thể tìm được một công việc tốt”.
Theo Dân Trí