- Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
- Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
- Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
- Mục này không có nhuận bút.
"Con nhà người ta” học ít nhưng kết quả vẫn cao, còn bạn thì học mãi mà không vào?
Phương pháp học chưa hợp lý, không tập trung, ôm đồm quá nhiều kiến thức cùng 1 lúc... khiến cho kết quả học tập của bạn luôn kém dù bạn đầu tư học rất nhiều.
Phương pháp học chưa hợp lý, không tập trung, ôm đồm quá nhiều kiến thức
cùng 1 lúc... khiến cho kết quả học tập của bạn luôn kém dù
bạn đầu tư học rất nhiều.
Các cụ đã có câu cần cù bù thông minh, tuy nhiên bạn đã học như trâu cày mà kết quả chẳng bằng đứa ít học thì chắc chắn bạn đã mắc phải những lỗi sau:
1. Học khi cơ thể quá mệt mỏi
Sức khỏe là yếu tố ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình tiếp thu kiến thức của bạn. Có nhiều học sinh vẫn đang nhầm tưởng rằng học càng nhiều thì lượng kiến thức tiếp thu được càng cao. Tuy nhiên việc học của bạn sẽ không thu được bất cứ một kết quả nào khi cơ thể của bạn đang rơi vào trạng thái kiệt sức.
2. Phương pháp học chưa hợp lý
Phương pháp học hiện nay có rất nhiều, không theo một khuôn khổ nhất định và đến từ nhiều nguồn khác nhau. Nó tùy vào sự lựa chọn, sáng tạo của mỗi người. Tuy nhiên các bạn cũng nên hiểu rằng, mỗi người chúng ta có một trình độ, khả năng tư duy và cách tiếp nhận kiến thức hoàn toàn khác nhau. Có bạn sẽ học hiệu quả nhất là vào ban đêm không có nghĩa là bạn cũng vậy. Phương pháp học là nền móng đầu tiên trong việc tiếp thu kiến thức, móng không vững thì nhà sẽ đổ.
3. Không tập trung
Internet đốt quá nhiều thời gian của bạn, đúng không nào. Hãy nhớ lại xem có phải bạn vào Facebook chỉ để xem thông báo học tập. Nhưng ngay lập tức đập vào mắt bạn là những thứ "thú vị" xuất hiện trên bảng tin, bạn click vào xem, tự hứa với mình chỉ xem nó 5 phút thôi, nhưng giật mình nhìn đồng hồ đã hơn một tiếng. Bạn vào Youtube để học tiếng anh, ở phần video liên quan xuất hiện hàng loạt video nào là giải trí, là ca nhạc, hay những bộ phim hấp dẫn… Bạn click vào xem, tự hứa với mình rằng chỉ xem một video thôi, ngoảnh lại đã quá 12 giờ đêm. Vậy là thời gian ngồi trên bàn đáng nhẽ là dành cho việc học nhưng lại bị biến thành những giờ phút lướt web, chơi game và đương nhiên bạn sẽ chẳng thu được 1 tí kiến thức nào từ việc đó cả.
4. Ôm đồm quá nhiều kiến thức cùng 1 lúc
Điều này cũng giống như việc chúng ta ăn quá no mà không để cơ thể có thời gian để hấp thụ. Hậu quả của việc đó là chúng ta sẽ bị bội thực. Tương tự như vậy nhiều học sinh chỉ coi trọng xem số lượng mình học được là bao nhiêu chứ không quan tâm tới chất lượng. Bạn không thể gồng mình học tất cả các môn mà không có một môn nào là thế mạnh. Biết bằng lòng với bản thân "Giỏi" là một khái niệm tương đối.
Vậy đâu là giải pháp cho tình trạng trên:
1. Không nên lao ngay vào học khi bạn mới kết thúc giờ học trên trường. Chúng ta cũng cần học nhưng học cũng cần nghỉ ngơi. Trong thời gian nghỉ ngơi, não của chúng ta vẫn hoạt động. Nó sẽ giúp chúng ta sắp xếp lại những gì chúng ta đã học một cách hợp lý nhất để chúng ta dễ nhớ.
2. Có 3 yếu tố cơ bản để tạo nên một phương pháp học tốt là: thời gian học, phân bố lượng học và cách nắm nội dung chính trong bài học. Do đó, hãy tự điều chỉnh và xây dựng cho mình một phương pháp học tích cực và phù hợp với bản thân.
3. Tùy theo khối lượng kiến thức của mỗi môn mà số lượng bài học có thể nhiều hoặc ít. Chúng ta nên phân bố lượng học của từng môn như thế để hợp lý. Môn nào ít bài học và dễ học thì học trước. Môn nào nhiều bài thì học sau. Mỗi ngày nên ôn lại những kiến thức cũ của bài trước. Khi làm như vậy, chúng ta sẽ nhớ lâu hơn và sẽ không tốn quá nhiều thời gian phải ôn lại bài.
4. Bạn nên tạo một không gian học tập thoáng mát, gọn gàng phù hợp với bản thân, để tạo hứng thú cho việc học. Một chậu cây, một hồ cá nhỏ, một bức tranh,… sẽ khiến đầu óc bạn thấy thoải mái hơn khi căng thẳng.
5. Bạn hãy thử học ở nhiều thời điểm khác nhau và tìm thời điểm học thích hợp nhất với mình. Một lưu ý là nếu đã thấy không thể tập trung được thì không nên cố, thay vào đó bạn nên cân bằng lại bằng cách nghe một bản nhạc, ngắm cây cối hay đọc một mẩu tin tức.