- Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
- Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
- Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
- Mục này không có nhuận bút.
Con trai chê người lao động có mùi hôi, bố vẽ tranh dạy con về sự tử tế
Khi cậu con trai phàn nàn về việc một người lao động nhập cư có mùi cơ thể khó chịu, người cha đã vẽ ra tranh để giải thích cho con hiểu và dạy con bài học về sự tử tế.
Khi cậu con trai phàn nàn về việc một người lao động nhập cư có mùi cơ thể khó chịu, người cha Singapore đã vẽ ra những bức tranh để giải thích cho con hiểu và dạy con bài học về sự tử tế.
Calvin Soh, một ông bố ở Singapore mới đây đã đăng lên trang cá nhân của mình bộ tranh tự vẽ để giúp cậu con trai nhỏ hiểu hơn về những người lao động nước ngoài, đồng thời dạy con không xa lánh khi họ toát mùi cơ thể sau một ngày dài làm việc mệt nhọc.
"Bố ơi, con không muốn ngồi đây. Người ông ấy bốc mùi quá!"
“Con có biết vì sao không? Đó là vì ông ấy đã phải làm việc vất vả 14 tiếng mỗi ngày”.
“Ông ấy đã phải làm công việc mà không ai trong số chúng ta mong muốn”.
“Ông ấy có mùi của một người đang nhớ gia đình da diết. Ông ấy có mùi của một người hai năm mới được gặp con một lần. Và có lẽ ông ấy cũng không biết mọi người nghĩ ông ấy có mùi”.
“Và trên hết ông ấy có mùi giống ông nội của con khi lần đầu đến Singapore”.
Kết thúc bộ tranh là hình ảnh cậu con trai của Calvin không còn kỳ thị những người lao động nữa mà mạnh dạn lại gần, ngồi cạnh người công nhân nước ngoài.
Calvin Soh cho biết, thông qua những trang truyện tranh, anh muốn con hiểu hơn về cuộc sống của những người lao động.
Tại Singapore với khoảng 5,6 triệu dân, có đến 1 triệu lao động nhập cư từ các quốc gia như Bangladesh, Indonesia, Trung Quốc hay Myanmar. Họ thường làm trong những lĩnh vực như xây dựng, dịch vụ.
Những người xuất khẩu lao động này phải trải qua rất nhiều khó khăn, vất vả, đôi khi không được người dân địa phương chào đón, thấu hiểu.
Chính vì ý nghĩa to lớn này mà bộ tranh của Calvin đã “gây bão”. “Một bài học tuyệt vời. Cảm ơn anh vì bài học này không chỉ dạy cho trẻ em mà dạy cả những người lớn về cách đối xử với những người lao động”, một người bình luận.
“Một người cha thật đáng yêu. Chúng ta cần dạy lũ trẻ về lòng trắc ẩn và sự thấu cảm”.
“Mùi của sự làm việc chăm chỉ, mùi của máu và nước mắt,… Tất cả đã làm nên sự phát triển của đất nước chúng ta”, một người khác cho hay.
Theo VietNamNet