Dạy con quản lý tiền mừng tuổi bằng cách gửi tiết kiệm

Dạy con tiết kiệm và quản lý đồng tiền bằng tài khoản tiết kiệm gửi góp là cách nhiều phụ huynh lựa chọn đối với tiền lì xì của trẻ dịp Tết.

Dạy con tiết kiệm và quản lý đồng tiền bằng tài khoản tiết kiệm gửi góp là cách nhiều phụ huynh lựa chọn đối với tiền lì xì của trẻ dịp Tết.

Chị Hà Vy (Hai Bà Trưng, Hà Nội) cho biết vừa mở hai tài khoản tiết kiệm để lì xì đầu xuân cho các con. Chỉ trong vài ngày sau Tết, hai bé không chỉ nhờ mẹ chuyển khoản mấy lần mà còn háo hức kiểm tra số dư tài khoản trên điện thoại di động của mẹ.

Theo chị Vy, mở tài khoản tiết kiệm riêng không chỉ hỗ trợ các con quản lý tiền chặt chẽ, tiết kiệm mà còn tránh được vấn đề sử dụng lẫn với quỹ chung của gia đình. “Khi đến 16 tuổi, trẻ sẽ yên tâm về ‘vốn’ để xây dựng dự án theo ý muốn hoặc gửi tiếp vào ngân hàng để hoạch định tương lai”, chị phân tích.

Cũng với suy nghĩ này, chị Thanh Hương (Cầu Giấy, Hà Nội) đã lập tài khoản tiết kiệm riêng cho con từ năm ngoái. Số tiền được tích lũy từ khi con học cấp 1 như phần thưởng do học giỏi, tiền tiêu vặt, tiền có được do giúp việc nhà bố mẹ cho... Mỗi tháng, chị đều đưa con đến ngân hàng để kiểm tra tài khoản.

“Với cách làm này, bé rất hào hứng, siêng năng giúp đỡ việc nhà để được thưởng tiền. Các khoản tiêu vặt cũng được tiết kiệm tối đa... để đến tháng là có khoản tiền tiết kiệm mới trong ngân hàng”, chị Hương tâm sự.
Day con quan ly tien mung tuoi bang cach gui tiet kiem hinh anh 1
Trẻ thích thú khi được quản lý tiền mừng tuổi của mình.


Cùng ý tưởng lì xì sổ tiết kiệm còn có chị Mai Lan (Tân Bình, TP.HCM). Quan điểm của chị là muốn trẻ trưởng thành trong cuộc sống thì ngoài kiến thức ở trường lớp, cần trang bị, rèn luyện kỹ năng sống; trong đó có kỹ năng quản lý tài chính. Do đó, bên cạnh khoản tiền tiết kiệm tích lũy của gia đình, vợ chồng chị mở thêm tài khoản tiết kiệm cho con.

“Tài khoản tiết kiệm vẫn mang tên mẹ nhưng ghi số sổ cho con để con có thể xem số dư bất kỳ khi nào. Nhà tôi cũng thống nhất với nhau là con có toàn quyền đối với tài khoản này, chẳng hạn rút ra chi tiêu hoặc gửi thêm vào. Mặt khác, vì tôi đứng tên tài khoản nên dễ dàng giám sát cách con quản lý tiền”, chị Lan chia sẻ.

Chị cũng cho biết thêm ngay từ nhỏ, chị thường đưa con đi chợ, siêu thị, vừa mua sắm vừa dạy con cách chi tiêu hợp lý trong gia đình. Lớn hơn chút, khi trường tổ chức hội chợ, chị cũng cho con số tiền nhỏ để xem cách con chi tiêu.

Sau khi tham khảo, chị Mai Lan nhận thấy đa số ngân hàng có nhiều ưu đãi với sản phẩm gửi tiết kiệm dịp đầu năm. Đơn cử như Ngân hàng VIB mà gia đình chị lựa chọn đang tổ chức chương trình “Gửi tiết kiệm, lì xì tiết kiệm”.

Cụ thể, khách được tặng 1 triệu đồng khi mở mới sổ tiết kiệm tại quầy nên chị đã dùng khoản lì xì may mắn này của ngân hàng mở ngay tài khoản gửi góp kỳ hạn 18 tháng với mức lãi suất 7%/năm như một món quà xuân ý nghĩa tặng cho con.

Day con quan ly tien mung tuoi bang cach gui tiet kiem hinh anh 2
Dạy trẻ hiểu ý nghĩa của đồng tiền và sử dụng đồng tiền một cách thông minh là bài học quan trọng nên được thực hiện từ nhỏ.

Mở riêng một tài khoản tiết kiệm chuyên để gửi góp cho con tự quản lý dưới sự giám sát của cha mẹ là một cách hay giúp các bé học cách giao dịch với ngân hàng và tính toán quản lý sử dụng khoản tiền riêng.

Dưới góc độ kinh tế, nhiều chuyên gia tài chính cho rằng mở sổ tiết kiệm riêng chỉ chuyên để tích lũy cho trẻ em cũng là một hình thức bảo hiểm cho con nhưng lại linh hoạt hơn, không bắt buộc phải đóng tiền định kỳ và có bình quân lãi suất cao hơn. Số tiền gửi thêm mỗi lần có thể chỉ là vài chục hay vài trăm nghìn đồng nhưng nếu tích lũy đều đặn thì sau nhiều năm, cha mẹ sẽ có thêm khoản tiền lớn để con ăn học.

Theo Zing


Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.