- Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
- Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
- Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
- Mục này không có nhuận bút.
Dạy gì thì dạy, khi nuôi dạy con trai, bố mẹ cần tránh 3 câu nói này
Đó là những câu nói cửa miệng rất phổ biến trong các gia đình có con trai nhưng nó lại ảnh hưởng sâu sắc tới sự phát triển tâm lý, tích cách của trẻ. Vì thế, khi nuôi dạy con trai, phụ huynh cần tránh nói như vậy.
Đó là những câu nói cửa miệng rất phổ biến trong các gia đình có con trai nhưng nó lại ảnh hưởng sâu sắc tới sự phát triển tâm lý, tích cách của trẻ. Vì thế, khi nuôi dạy con trai, phụ huynh cần tránh nói như vậy.
Trẻ được gia đình nuôi dạy trong môi trường và phương thức khác nhau sẽ hình thành nên tính cách và hành vi khác nhau. Nhiều gia đình có yêu cầu rất nghiêm ngặt khi nuôi dạy con trai. Nếu gia đình bạn có con trai, bạn tuyệt đối không nên nói 3 câu này, bởi sẽ gây ảnh hưởng không tốt đến quá trình phát triển của bé.
1. "Con và bố đều vô dụng như nhau!"
Nếu mẹ cứ chì chiết "Con và bố đều vô dụng như nhau!", bé trai sẽ cảm thấy bản thân mình làm việc gì cũng sai lầm, bé sẽ căm ghét mẹ và không muốn gần gũi mẹ (Ảnh minh họa).
Nhiều người mẹ có thói quen trách móc chồng con, khi nhìn thấy chồng con làm chuyện "chướng mắt", họ sẽ lập tức bùng nổ cơn giận. Ngay trước mặt con trai, mẹ không giữ thể diện cho bố của đứa trẻ, mẹ bới móc những điều xấu xí về chồng, bởi mẹ muốn người chồng phải bẽ mặt.
Khi mẹ chì chiết chồng chán chê, mẹ cảm thấy chưa thỏa mãn nên quay sang mắng con trai: "Con và bố đều vô dụng như nhau!". Nếu mẹ tiếp tục hành xử như vậy, bé trai sẽ cảm thấy bản thân mình làm việc gì cũng sai lầm, bé sẽ căm ghét mẹ và không muốn gần gũi mẹ.
2. "Con nhà người ta giỏi hơn con!"
Hậu quả của việc so sánh với con nhà người ta sẽ khiến bé cảm thấy tự ti, tin rằng mình làm việc gì cũng không được mẹ công nhận (Ảnh minh họa).
Nhiều phụ huynh có thói quen so sánh: "Con nhà người ta giỏi hơn con", "Con chẳng biết làm gì cả". Khi mẹ nói điều này, nghĩa là mẹ cảm thấy con mình thua kém con nhà hàng xóm hoặc bạn học trên lớp, mẹ không hài lòng nên buột miệng nói ra.
Cho dù mẹ nói với dụng ý tốt và muốn con mình cố gắng đuổi kịp các bạn. Thế nhưng hậu quả của cách nói này khiến đứa trẻ cảm thấy tự ti, trẻ sẽ tin rằng mình làm việc gì cũng không được mẹ công nhận. Theo thời gian, trẻ sẽ mất đi động lực cố gắng và không nghe lời mẹ.
3. "Con trai ai lại khóc"
Cho dù là bé trai nhưng bé vẫn là một đứa trẻ, bé cũng có những lúc yếu đuối. Khi bé trai gặp chuyện ấm ức hoặc chuyện buồn thì bé cũng có quyền được bộc lộ cảm xúc và được khóc như bất cứ ai. Nếu mẹ thường xuyên cấm bé trai khóc và nói: "Con trai ai lại khóc", "Con trai khóc thì vô dụng lắm", điều này sẽ tạo áp lực vô hình đối với với bé, bé muốn khóc nhưng không được khóc, ngược lại phải giấu giếm cảm xúc trước mặt mọi người.
Khi bé trai không dám và không thể bộc lộ cảm xúc, cảm xúc tiêu cực sẽ tích tụ khiến bé cảm thấy mệt mỏi, chán chường và áp lực nặng nề. Khi áp lực ngày càng tăng sẽ gây ra những hệ lụy xấu và ảnh hưởng đến quá trình phát triển của bé. Nếu mẹ muốn nuôi dạy một bé trai có tính cách lạc quan, yêu đời, nhưng vẫn khăng khăng cấm bé trai khóc, nghĩa là mẹ đã vô tình bóp méo nhân cách và cảm xúc của bé.
Theo Helino