“Dạy mà không có học thì có khác gì nhét cơm vào miệng mà trẻ không nhai”

Hiện nay, nhiều phụ huynh quá chú trọng vào việc học của trẻ khiến trẻ quá tải ngay cả trong những ngày hè. Khái niệm nghỉ hè dần trở nên mờ nhạt trong ký ức của con trẻ.

Hiện nay, nhiều phụ huynh quá chú trọng vào việc học của trẻ khiến trẻ quá tải ngay cả trong những ngày hè. Khái niệm nghỉ hè dần trở nên mờ nhạt trong ký ức của con trẻ.

Cuộc đời một đứa trẻ cần nhiều thứ hơn ngoài việc học hàn lâm

“day ma khong co hoc thi co khac gi nhet com vao mieng ma tre khong nhai” - 1

Chân dung Thạc sĩ Trần Thị Ái Liên

Theo như kết quả nghiên cứu mà Thạc sĩ Ái Liên nêu ra, hoạt động thể chất, vui chơi ngoài trời không chỉ tốt cho sức khỏe thể chất mà còn tác động tích cực đến sức khỏe tinh thần, sự phấn chấn, cảm xúc, tăng kinh nghiệm sống và khả năng hiểu vấn đề của trẻ. Và mùa hè chính là cơ hội vàng để mang đến cho trẻ những trải nghiệm đẹp, những kỷ niệm hạnh phúc gắn liền với hoạt động thể chất bên gia đình, bạn bè.

Hiện nay, nhiều phụ huynh quá chú trọng vào việc học của trẻ khiến trẻ quá tải ngay cả trong những ngày hè. Khái niệm nghỉ hè dần trở nên mờ nhạt trong ký ức của con trẻ. Theo Thạc sĩ Ái Liên (người đã quyết định bỏ việc với mức lương cao tại Mỹ để về Việt Nam giới thiệu phương pháp nuôi dạy trẻ “Kỷ luật không nước mắt”) cho biết: “Nhiều phụ huynh quá chú trọng việc học hàn lâm mà quên mất rằng còn có rất nhiều điều quan trọng đứa trẻ cần học cho cả cuộc đời: học cách làm việc đội nhóm, cách chấp nhận thất bại, cách đối diện và điều tiết cảm xúc… Trải nghiệm thực tế cuộc sống là cách tốt nhất giúp trẻ học và khám phá thế giới quanh mình.

Chúng ta quá nặng về “dạy dỗ”, mà quên rằng cốt lõi phải là “học hành”. Trong trường hợp thầy cô giảng bài mà trẻ không hiểu hoặc không hứng thú thì có “dạy” nhưng không hề có “học”. Ngược lại, khi thỏa thích chơi đùa, thậm chí “được quyền” lấm bẩn, trẻ khám phá và hiểu được thế giới quanh mình thì có “học” nhưng không cần có “dạy”. Dạy mà không có học thì có khác gì nhét cơm vào miệng mà trẻ không nhai, không nuốt.”

Mục đích sống, sự thành công của một con người đâu phải chỉ dùng tiêu chí học hành để đo đếm. Chỉ khi trẻ cảm thấy thích thú với việc học, tự mày mò học theo cách của riêng mình, học một cách chủ động thì kiến thức mới sẽ tự nhiên “ngấm” và thực sự phát huy hiệu quả.

Tại sao sự trải nghiệm và những trò chơi lại quan trọng với trẻ nhỏ đến vậy?

Với một đứa trẻ, trên con đường hình thành nhân cách và trí tuệ, trải nghiệm cuộc sống lại càng trở nên quan trọng hơn bao giờ hết. Trẻ trước hết sẽ học hỏi cuộc sống và hình thành nhân sinh quan những người xung quanh mình. Nếu bố mẹ không tương tác, không trò chuyện hay chơi đùa cùng con thì đã tự tước đi cơ hội học hỏi của chính những đứa con của mình. Đặc tính của con trẻ là tò mò, chúng tò mò với cả thế giới, khi không học được từ bố mẹ, chúng sẽ học từ những nguồn khác mà chúng ta không kiểm soát được. Đó chính là mối nguy hại với tâm hồn non nớt của trẻ.

Nhưng ở trẻ nhỏ có một điều rất hay đó là với chúng, mọi thứ đều là trò chơi, mọi nơi đều là chỗ chơi và mọi người đều là bạn chơi. Nếu phụ huynh hiểu được điều này, việc dạy dỗ và chơi đùa cùng con sẽ vô cùng nhẹ nhàng và đơn giản hơn rất nhiều. Bởi chơi đùa chính là cơ hội để bố mẹ lồng ghép những bài học cuộc sống một cách nhẹ nhàng, êm ái. Chơi đùa cũng là cách gắn kết tình cảm gia đình nhanh nhất và mạnh mẽ nhất.

Vậy tại sao chúng ta không “TẠM RỜI MÀN HÌNH, TRẢI NGHIỆM CUỘC SỐNG, TRẢI NGHIỆM MÙA HÈ THẬT” bên nhau?

Hè đến rồi, cha mẹ thì bận rộn, đưa con đi đâu và chơi với con thế nào?

“day ma khong co hoc thi co khac gi nhet com vao mieng ma tre khong nhai” - 2

Thạc sĩ cho biết: “Chơi đùa cùng bố mẹ là cách trẻ em học hỏi, khám phá thế giới quanh mình nhanh nhất.”

Thạc sĩ Ái Liên đã nêu lên một thực trạng: “Tôi thấy nhiều cha mẹ chở con ra công viên rồi để con chơi một mình, còn họ ngồi chờ. Thật là lãng phí những giây phút lẽ ra rất vui vẻ, khi các thành viên trong gia đình tương tác với nhau, xây dựng tình bạn với nhau.”

Thật ra để cụ thể hóa thời gian chơi cùng con một ngày ra một con số thì không nên bởi như thế phụ huynh vừa tự gây áp lực cho mình, vừa tước mất cơ hội gần gũi bố mẹ của con. “Phụ huynh không nên quá áp lực, xem chuyện dành thời gian cho con là một trách nhiệm. Hãy tập cho mình thói quen tạm rời màn hình, trải nghiệm mùa hè thật bên con như cùng hít hà mùi thơm của hoa hồng trong chậu, cùng chọn sách, xem phim với con…” – Thạc sĩ chia sẻ.

Chúng ta lo lắng vì trẻ mê iPad, tivi hơn đời thật nhưng có bao giờ tự suy ngẫm: Lỗi đó trước hết thuộc về người lớn. Chúng ta phó mặc trẻ trong thế giới ảo để tránh làm phiền người lớn trong thế giới thật. Chúng ta đã quên mất rằng, chơi đùa cùng trẻ cũng là cách thư giãn, xả stress và hưởng năng lượng tích cực từ tiếng cười trẻ nhỏ. Phải chăng, phụ huynh đang xem chuyện chơi cùng con là một loại trách nhiệm, từ đó đâm ra nặng nề, áp lực và không cảm nhận được niềm vui khi chơi đùa cùng con. Đó là thiệt thòi cho những đứa trẻ và cho chính các bậc phụ huynh.

Hè đến rồi, nhiều bố mẹ băn khoăn nên đưa con đi đâu: lên rừng, xuống biển, leo núi hay tham gia các khóa học, trại hè rèn luyện kỹ năng? Thạc sỹ Ái Liên cho rằng: “Những chuyến đi xa có giá trị rất riêng của nó, khi cả nhà cùng tung tăng trên bãi cỏ xanh rì, cùng lắng nghe tiếng sóng biển rì rào, cùng chiêm ngưỡng thiên nhiên hùng vĩ… Nếu không đủ thời gian, hãy thử bắt đầu bằng những ngày chủ nhật tạm rời màn hình công nghệ để trải nghiệm ngày hè thật, trọn vẹn bên nhau.”

Trong thời đại công nghệ, chỉ xin nhớ một điều: TẠM RỜI MÀN HÌNH, cùng nhau TRẢI NGHIỆM CUỘC SỐNG, TRẢI NGHIỆM MÙA HÈ.

Sở hữu 2 tấm bằng đại học Chính trị học và Quản trị học, thêm bằng thạc sĩ Chính sách công, Trần Thị Ái Liên rời nước Mỹ, quay về quê hương VN để lao vào con đường hỗ trợ phụ huynh VN hiểu và tôn trọng con, đồng hành cùng con, chơi với con, thông qua đó hướng dẫn con mình trở thành những người tự tin, mạnh mẽ nhưng ôn hòa và đạo đức.


Theo Khám Phá


làm cha mẹ

mùa hè

Dạy con

nghỉ hè

Nuôi Dạy Con


Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.