- Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
- Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
- Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
- Mục này không có nhuận bút.
Điều bố mẹ cần dạy con bây giờ không phải là kiến thức sách vở nữa, mà là 5 giá trị sau
Có 5 điều bố mẹ nhất định phải dạy con để trang bị cho con trở thành người thành công và có thể thích ứng trong mọi hoàn cảnh.
Cuộc sống đang ngày càng trở nên khó đoán, điều đó có thể thấy được qua vô số những thay đổi khiến cả thế giới không khỏi ngạc nhiên. Vai trò của giáo dục là trang bị cho trẻ những kiến thức, kỹ năng và những giá trị tốt nhất cho một cuộc sống hạnh phúc và đầy đủ, nhưng làm sao để chuẩn bị cho trẻ cho một tương lai mà ngay cả chúng ta cũng không thể lường trước được?
Trong một thế giới biến đổi không ngừng, trẻ cần đươc trang bị nhiều hơn là chỉ kiến thức sách vở.
Chúng ta đã luôn ưu tiên việc tích lũy kiến thức mà xã hội thường cho là có giá trị nhất. Đặc biệt trong những năm gần đây, toán, đọc, viết được coi là những nền tảng cơ bản nhất để tồn tại. Tuy nhiên, những giá trị này rồi cũng sẽ mai một. Rất nhiều doanh nghiệp đang phàn nàn về sự nghèo nàn trong kỹ năng của những sinh viên mới ra trường, vì thế kiến thức sách vở không phải là tất cả.
Thế giới đang thay đổi từng ngày đồng nghĩa với việc chúng ta cần phải trang bị cho trẻ theo một cách hoàn toàn khác. Tầm nhìn của chúng ta về tương lai cần có thêm nhiều hơn nữa sự tưởng tượng, để có thể bắt kịp với những đổi thay chóng mặt đó.
5 giá trị sau đây là những giá trị cốt lõi bố mẹ cần dạy con, và nó sẽ là chìa khóa giúp thế hệ trẻ trở thành những người hạnh phúc, năng động và có khả năng thích ứng trong một xã hội thay đổi không ngừng.
1. Khả năng xây dựng và duy trì những mối quan hệ
Trong xã hội ngày nay, nơi công nghệ đang dần thay thế những cuộc gặp mặt trực tiếp, nơi thế hệ trẻ luôn luôn nhìn chằm chằm vào màn hình điện thoại, những mối quan hệ lại càng trở nên quan trọng hơn bao giờ hết. Trẻ cần được học cách lắng nghe và nói chuyện với người khác.
2. Sự tò mò
Sự tò mò là động lực thúc đẩy cho trẻ để luôn cố gắng làm giàu kiến thức và hoàn thiện bản thân.
Khi điện thoại thông minh có thể giúp con người tiếp cận với mọi thứ, điều hạn chế sự hiểu biết và những suy nghĩ có chiều sâu chính là sự thiếu tò mò. Sự tò mò khơi dậy niềm yêu thích và hình thành nên nhu cầu làm quen với những người có hiểu biết. Nó khích lệ con người luôn nỗ lực tìm hiểu và hoàn thiện bản thân.
3. Sự nhanh nhẹn
Thật khó để đoán được công việc của con người trong năm 2020, chứ chưa nói đến năm 2030, khi con chúng ta bắt đầu bước vào thị trường việc làm. Chúng ta không biết liệu đến lúc đấy những nhà tuyển dụng sẽ đòi hỏi những kỹ năng gì, vì thế cách tốt nhất là rèn luyện cho trẻ sự nhanh nhẹn và biết cách xử lý tình huống tốt ngay từ khi còn nhỏ.
4. Khả năng sáng tạo
Bố mẹ nên khuyến khích trí tưởng tượng và sáng tạo cho trẻ bằng cách thường xuyên bày ra những trò chơi và hoạt động đòi hỏi sự sáng tạo.
Mỗi một con người chúng ta sinh ra đã có sự tò mò và trí sáng tạo. Thế nhưng trường học, bạn bè và một số loại công việc nhất định lại có phần làm chúng phai nhạt dần. Chúng ta có thể tạo ra mọi thứ, đó chính là do trí tưởng tượng và khả năng sáng tạo thúc đẩy. Ở mọi xã hội và thời đại, khả năng sáng tạo vẫn sẽ luôn giữ được tầm quan trọng của nó. Mức giá trị cao nhất mà chúng ta từng biết đến chính là sức mạnh của ý tưởng. Vì vậy, bố mẹ cần chú trọng phát triển khả năng sáng tạo và trí tưởng tượng của trẻ, có thể thông qua nhiều loại hoạt động và trò chơi đòi hỏi sự sáng tạo.
5. Khả năng đồng cảm và thấu hiểu
Chúng ta cần dạy con trẻ thấu hiểu sự khác biệt, làm thế nào để đồng cảm với người khác, và làm thế nào để làm tốt hơn những kì vọng, hi vọng và tham vọng của những người khác. Trong một thế giới đang bị phân cách và phân cực hơn bao giờ hết thì chúng ta lại càng cần biết cách kết nối với người khác, và sự đồng cảm chính là công cụ để có thể làm được điều đó.
Nếu chúng ta khuyến khích và bồi đắp khả năng sáng tạo, sự tò mò và khả năng kết nối với mọi người thông qua những mối quan hệ và sự đồng cảm, chính là chúng ta đang nuôi dạy và trang bị cho con trở thành những người tự lập và biết cách đạt thành công. Trẻ sẽ có thể trở nên linh hoạt và thích ứng tốt với bất kì những thay đổi nào trong một thế giới mà không một ai có thể nhìn thấy trước được.
Nguồn: linkedin