Đứa trẻ thích nghịch smartphone và không thích nghịch, sự khác biệt quá lớn chỉ thấy rõ sau 10 năm

Nhiều bố mẹ có thể sẽ giật mình khi biết được tác hại to lớn mà điện thoại mang đến cho đứa trẻ.

Nhiều bố mẹ có thể sẽ giật mình khi biết được tác hại to lớn mà điện thoại mang đến cho đứa trẻ.

Tiểu Tâm (Trung Quốc) là một bà mẹ trẻ mới sinh con thứ hai, chị có một cậu con trai lớn đã 4 tuổi. Vì thường xuyên phải chăm sóc cho con mới sinh nên chị bỏ bẵng con trai lớn. Để đối phó với các câu hỏi vặt vãnh, mè nheo của con trai 4 tuổi, Tiểu Tâm thường cho con dùng điện thoại di động. Sau khi được mẹ dỗ dành bằng smartphone, con trai của Tiểu Tâm ngoan ngoãn ngồi một chỗ và tập trung nhìn vào điện thoại.

Đứa trẻ thích nghịch smartphone và không thích nghịch, sự khác biệt quá lớn chỉ thấy rõ sau 10 năm-1Con trai chị Tiểu Tâm có xu thích thích chơi một mình với điện thoại, ngại tiếp xúc với người khác. Ảnh minh họa

Trên thực tế, theo các chuyên gia tâm lý và sức khỏe nhi khoa tại địa phương nơi gia đình chị Tiểu Tâm sinh sống, trường hợp của chị và con trai không phải là duy nhất mà tại khu vực đó cũng có rất nhiều đứa trẻ thường xuyên được cha mẹ cho sử dụng điện thoại để dỗ dành từ khi còn rất nhỏ. Theo các bậc cha mẹ, điện thoại di động không chỉ giúp đứa trẻ đỡ mè nheo hơn mà còn có tác dụng giúp đứa trẻ khám phá thế giới thông qua các video, bài học cuộc sống...

Tuy nhiên, các chuyên gia cho rằng, nếu trẻ sử dụng điện thoại quá thường xuyên và quá lâu cũng trở thành "nộ lệ" của nó và bị thiết bị này chi phối. Các nghiên cứu chỉ ra rằng giữa những đứa trẻ thường xuyên chơi với điện thoại di động và những đứa trẻ được kiểm soát, không chơi với điện thoại có sự khác biệt rất lớn. Sự khác biệt này sẽ biểu hiện rõ nét sau 10 năm.

Thứ nhất, về tính cách

Tính cách của một đứa trẻ có năng động hay không phụ thuộc rất nhiều vào sự giao tiếp của chúng với xã hội xung quanh.

Đứa trẻ luôn chơi với điện thoại di động thường thích đắm mình trong thế giới ảo, chơi một mình, sự kết nối với thế giới bên ngoài bị giảm sút.

Đứa trẻ thích nghịch smartphone và không thích nghịch, sự khác biệt quá lớn chỉ thấy rõ sau 10 năm-2

Trong khi đó, những đứa trẻ không (hoặc ít) khi dùng điện thoại, chúng thường thích nô đùa với những bạn đồng lứa, giao tiếp nhiều hơn, năng động hơn, tính cách hướng ngoại hơn.

Thứ hai, sức khỏe thể chất

Khi trẻ nhìn vào điện thoại di động một thời gian dài, thị lực sẽ bị giảm sút, cột sống bị cong vì ngồi lâu. Ngoài ra, đứa trẻ luôn ngồi yên cơ thể dễ bị béo phì. Tất cả những tác động này tới sức khỏe chỉ có thể nhận định một cách rõ ràng sau nhiều năm.

Đứa trẻ thích nghịch smartphone và không thích nghịch, sự khác biệt quá lớn chỉ thấy rõ sau 10 năm-3

Ngoài ra, những đứa trẻ không thích điện thoại di động lại thường nô nghịch, cười đùa và tham gia vào các hoạt động thể chất lành mạnh, vừa rèn luyện cơ thể vừa bảo vệ thị lực. Sức khỏe của chúng rất tốt, tăng trưởng và sự phát triển đồng đều, cơ thể khỏe mạnh.

Thứ 3, tính kỷ luật, tự giác

Ngày nay, người trẻ và những đứa trẻ thường mắc phải căn bệnh "trì hoãn". Đa số đều dậy rất muộn vào mỗi buổi sáng và trì hoãn ăn bữa sáng. Điều đó xảy ra nhiều hơn ở những đứa trẻ thích dùng điện thoại ban ngày và cả ban đêm, theo một nghiên cứu.

Tuy nhiên, những đứa trẻ không được dùng điện thoại di động thường tự giác hơn, chúng tự giác với chính bản thân mình, với mọi công việc trong nhà. Chúng không chơi điện thoại không phải vì không thích mà chúng có những quy tắc riêng của mình. Ngay cả khi dùng điện thoại, chúng cũng có ý thức giới hạn thời gian chơi. Đó là tính kỉ luật được hình thành khi ít sử dụng điện thoại.

Trên đây có thể thấy việc trẻ dùng điện thoại di động quá thường xuyên đem lại những giảm sút về cả thể chất và tinh thần không hề nhỏ. Các bậc phụ huynh cần tìm hiểu rõ những cái lợi và tác hại của điện thoại di động để có hướng điều chỉnh trẻ phù hợp.
 


Theo Khám Phá

 


nghiện smartphone

Nghiện điện thoại

trẻ nghiện smartphone


Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.