- Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
- Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
- Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
- Mục này không có nhuận bút.
Dừng lại ngay câu nói quen thuộc này nếu không muốn gây hại cho con: "Nếu con không ngoan, mẹ sẽ giận đấy"
Khi phụ huynh nói với con rằng: "Mẹ giận đấy", nghĩa là bạn đang sử dụng cảm xúc để kiểm soát và thao túng con.
Khi phụ huynh nói với con rằng: "Mẹ giận đấy", nghĩa là bạn đang sử dụng cảm xúc để kiểm soát và thao túng con.
Trong cuộc sống, chúng ta có thể nghe thấy phụ huynh nói với con: "Mau về nhà, nếu không mẹ sẽ giận đấy", "Nếu con không ăn cơm, bà nội sẽ giận đấy". Các bậc phụ huynh cho rằng, chỉ cần khiến trẻ ý thức được cơn giận của người lớn thì trẻ sẽ ngoan.
Thực tế, khi phụ huynh nói với con rằng: "Mẹ giận đấy", nghĩa là bạn đang sử dụng cảm xúc để kiểm soát và thao túng con. Điều này là không tốt bởi nó sẽ tác động xấu đến tâm sinh lý của trẻ.
Một nhà tâm lý học đã tiến hành nghiên cứu và nhận thấy, nếu cha mẹ thường xuyên bộc lộ cơn giận trước mặt đứa trẻ 6 tuổi thì sẽ hình thành mặt tính cách tiêu cực ở trẻ. Trẻ sẽ cảm thấy tự ti, trầm cảm, sống khép kín và ngại tiếp xúc với mọi người. Theo thời gian, trẻ sẽ sợ hãi khi khiến người khác giận dữ, trẻ sẽ sống theo ý muốn của người khác và chấp nhận thực tế mà nó không muốn.
Đứa trẻ này khi trưởng thành, sẽ cảm thấy sống trên đời là một chuyện mệt mỏi và không thể tìm thấy niềm vui. Nó sẽ tìm cách lấy lòng mọi người để nhận định giá trị của bản thân và thường xuyên cảm thấy mâu thuẫn trong nội tâm. Khi không lấy lòng người khác, nó sẽ cho rằng bản thân không đủ tốt, cảm thấy tội lỗi, khủng hoảng, giống như cảm xúc khi nó làm cha mẹ giận dữ.
Xã hội ngày càng thiếu sự khoan dung với những đứa trẻ ngỗ nghịch, đó là lý do các bậc cha mẹ vội vàng uốn nắn con trở thành đứa trẻ ngoan, hiểu chuyện. Nhưng đôi khi, đằng sau sự ngoan ngoãn của trẻ là nhận thức sai lầm của cha mẹ.
Cách đây vài ngày, một cô gái có nickname Đồ Long, sống tại Trung Quốc đăng trên mạng xã hội kể về câu chuyện như sau:
"Khi các bậc phụ huynh dạy con, tôi cảm thấy họ viện ra những lý do rất sai lầm.
Lần trước, tôi đang ngồi trên chuyến tàu đường sắt cao tốc, một đứa trẻ khoảng 6 tuổi cứ đạp chân vào ghế ngồi của tôi.
Tôi quay xuống nói với mẹ của đứa trẻ: "Chị có cách nào nhắc con đừng đạp ghế của hành khách được không?". Thế là, người mẹ bảo con: "Đừng đạp ghế, cô ấy giận rồi đấy".
Trước tiên, tôi không giận cậu bé, cho dù tôi giận thì điều đó cũng không quan trọng. Điều quan trọng là người mẹ cần nói cho con biết, con đã sai rồi.
Người mẹ đáng lẽ phải nói: "Con không nên đạp ghế của hành khách, đây là hành động không lịch sự".
Người mẹ nói sai về nguyên nhân giáo dục con, điều này sẽ khiến đứa trẻ ngộ nhận "Chỉ cần người xung quanh không giận thì mình muốn làm gì cũng được".
Bộ não của trẻ chỉ nhớ về suy đoán và kết luận của cha mẹ. Thông qua cách nói của cha mẹ, trẻ sẽ rút ra kết luận "người khác không giận là được", trẻ sẽ tiếp tục thực hiện những hành vi mà người khác không than phiền".
Dưới cách giáo dục này, trẻ không có cơ hội nhận thức đúng sai về hành vi của nó. Đồng thời, cách giáo dục của cha mẹ luôn chĩa mũi nhọn về người khác nên trẻ sẽ học theo cha mẹ.
Khi cha mẹ mang quy chuẩn đạo đức cụ thể hóa bằng lời nói: "Mẹ giận đấy", "Người ta giận đấy", chứng tỏ phụ huynh mệt mỏi và thiếu sự thấu hiểu tâm lý của trẻ.
Nhiều phụ huynh cho rằng, nuôi dạy con là điều không dễ dàng nên khiến trẻ im lặng, ngoan ngoãn là họ đã xong nhiệm vụ. Thực tế, đổ trách nhiệm cho người khác là cách giáo dục lười biếng và thiếu trách nhiệm của phụ huynh.
Khi tôi còn nhỏ, mẹ thường dọa tôi rằng: "Nếu con không ngoan, cảnh sát sẽ bắt con".
Tôi có một người chú là cảnh sát, mỗi lần chú đến thăm là tôi đều tỏ ra ngoan ngoãn, bởi tôi liên tưởng những người mặc bộ đồng phục như chú sẽ bắt tôi đi. Điều này khiến tôi cảm thấy khủng hoảng mỗi khi có họ hàng đến thăm.
Khi tôi trưởng thành, tôi mới biết hóa ra những lời đe dọa của phụ huynh luôn phủ bóng ấu thơ của những đứa trẻ, và những lời dọa ấy có liên quan đến tính chất ngành nghề.
"Nếu con không ngoan, bác sĩ sẽ tiêm thuốc đấy".
"Nếu con không ngoan, cảnh sát sẽ bắt con".
...
Những lời đe dọa của cha mẹ đối với con đã phần nào xúc phạm ngành nghề của người khác. Khi đứa trẻ cần sự giúp đỡ của mọi người, nhưng nó không thể tin cậy cảnh sát và sợ hãi bác sĩ thì đó là một vấn đề rất nghiêm trọng.
"Nếu con không ngoan, cảnh sát sẽ bắt con", cha mẹ đang lợi dụng tâm lý sợ hãi người lạ để dạy dỗ con.
"Con đừng quậy, dì ngồi phía trước giận đấy", cha mẹ đang lợi dụng thái độ phê phán của người khác để chỉnh đốn con.
Có thể thấy các bậc phụ huynh đang sử dụng uy quyền của người để thành lập quy chuẩn đạo đức của trẻ.
Trẻ nhỏ thường cảm thấy mơ hồ, khó hiểu về mọi người xung quanh. Cha mẹ đã sai khi không giúp trẻ hiểu tính chất của vấn đề mà còn hình thành tính cách cực đoan là sợ hãi và cố gắng làm vui lòng người khác.
Mục đích dạy dỗ của cha mẹ là thiết lập quy chuẩn đạo đức thiện ác, chứ không phải bồi dưỡng một đứa trẻ chỉ biết nghe lời mà thiếu chính kiến của riêng mình.
Theo Helino