"Ép dầu ép mỡ" chứ sao nỡ ép con làm những việc này bố mẹ ơi

Ép con làm những việc này thường không hiệu quả mà thậm chí còn phản tác dụng nữa bố mẹ ơi.

Ép con làm những việc này thường không hiệu quả mà thậm chí còn phản tác dụng nữa bố mẹ ơi.

Những bậc cha mẹ như chúng ta đều thường tin rằng mình biết điều gì là tốt nhất cho con cái. Nhưng thật ra suy nghĩ đó không phải lúc nào cũng đúng. Chắc chắn rằng rất nhiều người trong số chúng ta đã vô tình áp đặt con mình làm một việc tưởng chừng vô hại nhưng lại có tác hại về mặt lâu dài.

Có 6 điều mà các bậc cha mẹ không nên áp đặt lên con trẻ bởi theo các chuyên gia, ép con làm những việc này thường không hiệu quả, thậm chí là còn có thể bị phản tác dụng là đằng khác.

Vì thế, hãy cùng xem 6 điều này là gì:

1. Đừng bắt con hôn hay ôm những người thân trong gia đình khi con không muốn

Theo một video nổi tiếng của A Might Girl, ta không nên bắt con mình thể hiện tình yêu thương với các thành viên trong gia đình hay là người ngoài. Qua những cái ôm và hôn điều này có thể khiến con bạn trở nên dễ dãi với việc để người khác chạm vào cơ thể mình, từ đó khiến chúng dễ dàng bị xâm hại tình dục hơn trong tương lai. Thay vào đó, chúng ta cần dạy chúng biết tôn trọng và biết bảo vệ cơ thể của mình hơn.

2. Đừng bắt con nói xin lỗi


Thoạt nghe tiêu đề hơi khó nuốt phải không? Ý ở đây không phải là dạy con mình đừng xin lỗi mà đừng bắt chúng phải nói xin lỗi khi chúng còn không biết mình sai chỗ nào. Thay vào đó, hãy bỏ thời gian ra giải thích cho chúng chỗ chúng sai, tác hại của lỗi sai đó và làm sao để đừng mắc lại lỗi sai cũ. Và sau này, khi mắc lỗi, chúng sẽ tự biết mình sai và xin lỗi mà không cần ai nhắc nhở hay áp đặt cả.

Ép dầu ép mỡ chứ sao nỡ ép con làm những việc này bố mẹ ơi - Ảnh 1.

Hãy bỏ thời gian ra giải thích cho chúng chỗ chúng sai, tác hại của lỗi sai đó và làm sao để đừng mắc lại lỗi sai cũ. (Ảnh: Internet)


3. Đừng bắt con phải đọc sách

Việc đọc sách, ngoài lí do trau dồi kiến thức, nên được thực hiện khi nó mang lại niềm vui và sự giải trí cho người đọc. Chính vì thế đừng nên bắt con mình đọc sách nếu chúng không muốn vì nếu các bé đọc do bị bắt buộc, thì mọi thứ mà các bé đọc đều sẽ như "nước đổ lá khoai". Nếu con bạn không có hứng thú đọc thì hãy chịu khó đọc cho chúng nghe, bạn cũng có thể chọn những đề tài mà con bạn thích (như về các loài khủng long chẳng hạn) và bạn sẽ thấy một phản ứng hoàn toàn tích cực từ các bé về việc đọc sách.

4. Đừng bắt con tham gia các hoạt động ngoại khóa mà chúng không thích

Nhìn con mình phát huy tài năng, kĩ năng của chúng là một điều rất tuyệt với các bậc cha mẹ, nhưng việc buộc chúng phải tham gia vào những hoạt động mà bản thân chúng còn không thích thì lại vô lí và chẳng tuyệt chút nào. Hãy đợi cho tới khi con bạn bắt đầu tò mò, hứng thú về một hoạt động cụ thể, và khi biết chúng đã sẵn sàng, hãy cho chúng tham gia thả cửa.

5. Đừng ép con phải ăn

Các nghiên cứu cho thấy việc buộc con bạn phải ăn sẽ mang lại kết quả tiêu cực về mặt lâu dài. Những đứa trẻ bị cha mẹ dọa nạt để ăn cho hết phần ăn của mình thường cảm thấy mình bất lực và mất kiểm soát và thường có thái độ "sợ thức ăn". Thay vào đó, hãy tự dùng mình làm gương bằng cách thực hiện một chế độ ăn uống có lợi cho sức khỏe hằng ngày, con bạn sẽ tự noi theo và ăn những món mà chúng thấy bạn ăn hằng ngày mà không cần ai phải "đút" cho nữa.

Ép dầu ép mỡ chứ sao nỡ ép con làm những việc này bố mẹ ơi - Ảnh 2.

Đừng ép con ăn bố mẹ nhé (Ảnh: Internet)


6. Đừng ép con bạn phải chia sẻ

Ai lại chẳng muốn con mình trở thành một người hào phóng, biết quan tâm và chia sẻ, nhưng bắt buộc con phải chia sẻ đồ của mình lại là chuyện khác. Theo các chuyên gia, làm thế sẽ khiến chúng phát triển một định kiến rằng "có là phải chia", và với định kiến đó, chúng sẽ chỉ trích những đứa trẻ khác khi chúng mang đồ chơi tới lớp mà "không chịu chia" dù cho các bạn trong lớp không hề hỏi xin hay muốn được cùng chơi món đồ chơi đó.

Theo Trí thức trẻ

kỹ năng dạy con

Giáo dục

cách chăm sóc con


Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.