- Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
- Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
- Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
- Mục này không có nhuận bút.
Gặp những câu hỏi phỏng vấn xin việc khó nhất thế giới, ứng viên trả lời xuất sắc và được nhận vào làm như thế này đây
Khôn ngoan và chân thành là những yếu tố giúp những người chỉ mới ra trường vượt qua cửa ải phỏng vấn một cách xuất sắc.
Khôn ngoan và chân thành là những yếu tố giúp những người chỉ mới ra trường vượt qua cửa ải phỏng vấn một cách xuất sắc.
Trước giờ người ta cứ kháo nhau rằng phỏng vấn vào mấy ông lớn như Google, Apple, Microsoft hay Facebook chắc chắn bị hỏi những câu trên trời dưới đất, đại loại là "Bạn sẽ làm siêu anh hùng nào và tại sao?", "Mỗi ngày có bao nhiêu đứa trẻ được sinh ra?", "62-63=1; đổi một số hoặc một dấu để khiến biểu thức đúng"... Nhưng bây giờ, sinh viên đi thực tập hay mới ra trường xin việc cũng đã truyền tai nhau là nhiều công ty ở Việt Nam cũng bắt đầu hỏi han hóc búa lắm.
Bây giờ mà đào tạo sinh viên kỹ năng viết CV, cách gửi đơn ứng tuyển, những điều cần chú ý khi nhận lịch phỏng vấn và tham gia các buổi phỏng vấn tuyển dụng... thì quá lỗi thời và dư thừa vì những kiến thức lý thuyết đầy khô khan và sáo rỗng này được nói ra rả ở khắp nơi, ai ai cũng biết rồi. Còn nếu đến 2019 rồi mà còn không biết những điều này thì nên dành mấy tháng sau tốt nghiệp học lại cho đàng hoàng.
Nhiều chuyên gia cho rằng, bí quyết để được đánh giá cao trong lúc phỏng vấn là kết hợp giữa khôn ngoan và sự chân thành. Cái gì biết thì trả lời tự tin, cái gì không biết thì nói là không biết. Trong những trường hợp dưới đây, các ứng viên đã vượt qua vòng phỏng vấn một cách ngoạn mục nhờ trí thông minh tuyệt đỉnh và có một phần khôn ngoan.
Rõ ràng nhận thấy chúng chỉ là kiến thức Toán học hoặc Khoa học bình thường thôi, nhưng nếu bạn trả lời như trong sách vở sẽ chẳng ghi được dấu ấn gì.
Làm thế nào để 1 + 1 + 1 = 13? Các bạn có 10 giây thời gian suy nghĩ, bắt đầu!"
Một ứng viên nhanh chóng trả lời: "Tôi sẽ thêm một dấu gạch chéo vào dấu bằng, '=' sẽ chuyển thành '≠' vậy là phương trình trở nên có nghĩa."
Nhờ câu trả lời thông minh này, nhà tuyển dụng đã lập tức đứng lên, tiến về phía anh ta và vui mừng bắt tay: "Đây chính là câu trả lời mà chúng tôi tìm kiếm. Xin chúc mừng, bạn đã được tuyển dụng!"
"Một quả trứng bán được 5 ngàn, vậy mười quả trứng sẽ bán được bao nhiêu?"
Người đầu tiên nói: "Một quả trứng là 5 ngàn vậy 10 quả chắc chắn là 50 ngàn đồng rồi." Tuy nhiên đã nhận ngay câu trả lời phũ phàng của nhà tuyển dụng: "Có lẽ bạn không hợp với công việc này rồi."
Người thứ 2: "Một quả trứng có giá 5 ngàn nhưng 10 quả chưa chắc đã bán được 50 ngàn đồng. Nếu khách hàng mua với số lượng lớn, chúng ta có thể giảm giá để thu hút họ trở thành nguồn khách hàng trung thành."
Trả lời hay thế nhưng nhà tuyển dụng vẫn lắc đầu: "Câu trả lời của cậu rất tốt, nhưng đó vẫn chưa phải đáp án tôi mong muốn."
Đến lượt người thứ ba, cũng với câu hỏi về 10 quả trứng, anh chàng thẳng thắn trả lời: "Tôi có thể bán 1 quả với giá 5 ngàn, nhưng 10 quả có thể bán với giá 50 ngàn, cũng có thể là 40 ngàn, càng có thể là 100 ngàn, tất cả tùy thuộc vào mục tiêu mà công ty muốn."
Người phỏng vấn trực tiếp đứng dậy bắt tay ứng viên: "Hoan nghênh ngày mai anh bắt đầu tới làm việc."
"Thứ gì tay phải cầm được mà tay trái không cầm được?"
Ứng viên thứ nhất trả lời: "Có phải thứ gì nóng bỏng tay hay không?"
Ứng viên thứ 2: "Trên đời làm gì có thứ nào như vậy!"
Giám đốc không nói gì và mời hai người này ra ngoài.
Ứng viên thứ 3 suy nghĩ khoảng 20 giây, cúi xuống nhìn tay của mình rồi trả lời: "Đó là tay trái."
Giám đốc đứng lên và nói: "Tôi chọn anh. Nhất định anh sẽ trở thành một nhà quản lý kinh doanh tài giỏi!"
Cho tam giác vuông như hình, cạnh huyền là 10, chiều cao đến cạnh huyền bằng 6. tính diện tích của hình tam giác ấy.
Đây là một bài toán cấp 2, thậm chí cấp 1 cũng có người giải được. Vậy mà lại được dùng trong một cuộc phỏng vấn ở tập đoàn hàng đầu thế giới?
Prashant Bagdia - một ứng viên đã lọt vào vòng phỏng vấn của Microsoft cũng đã nghĩ vậy. Anh đã nghĩ rằng có gì đó ẩn đằng sau câu hỏi. Nhưng sau một hồi suy tính thì chẳng nghĩ ra điều gì, nên quyết định dựa trên các kiến thức cơ bản mà trả lời một cách đầy tự tin rằng: "Thưa ông, diện tích tam giác được tính theo công thức "đáy nhân chiều cao chia đôi", nên đáp án là 0,5 x 10 x 6 = 30!"
Tuy nhiên, sự tự tin của Bagdia nhanh chóng bị dập cho tơi tả. Người phỏng vấn đã hỏi lại: "Anh chắc chứ? Hãy nghĩ lại lần nữa." Bagdia lại suy nghĩ, và trả lời nguyên văn như sau: "Vâng, tôi chắc chắn đáp án là 30. Ngài đang cố khiến tôi rối trí bằng việc bắt tôi phải nghĩ khác, để tôi phải thừa nhận sai với câu hỏi cơ bản này."
Nhưng đáp án người phỏng vấn đưa ra là: tam giác như vậy không hề tồn tại.
Theo Helino