- Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
- Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
- Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
- Mục này không có nhuận bút.
Gợi ý cách khắc phục 10 thói xấu trẻ nào cũng mắc phải khi đi học
Dưới đây là 10 thói xấu trẻ học được ở trường có thể ảnh hưởng không tốt đến phát triển trí tuệ và thể chất của trẻ.
Dưới đây là 10 thói xấu trẻ học được ở trường có thể ảnh hưởng không tốt đến phát triển trí tuệ và thể chất của trẻ.
Ở trường, trẻ không chỉ được học cách làm toán, viết văn hay cư xử đúng mực, mà còn được phát triển khả năng độc lập và rèn luyện các kỹ năng sống cần thiết. Nhưng song hành với đó, trẻ cũng có thể hình thành nhiều thói xấu điển hình.
1. Không tập trung
Trí óc trẻ sẽ bị sao nhãng một khi trẻ không hứng thú với bài giảng của thầy cô giáo hay nói chuyện riêng trong giờ học. Mặc dù thỉnh thoảng trẻ có thể "ngẩn ngơ", nhưng việc thiếu tập trung sẽ trở thành vấn đề cần giải quyết nếu trẻ thường xuyên không tập trung và bắt đầu ảnh hưởng không tốt đến sinh hoạt của gia đình. Để giúp trẻ tập trung cả trong và ngoài giờ học, bố mẹ có thể đưa ra các bài tập đòi hỏi trẻ phải phát triển kỹ năng "nghe tích cực" và làm theo chỉ dẫn.
2. Ăn uống thiếu dinh dưỡng
Bố mẹ khó có thể duy trì một chế độ dinh dưỡng khỏe mạnh ở trường cho trẻ, thậm chí nếu trẻ không "phàm" ăn, bởi hầu hết bữa ăn ở trường không đáp ứng được yêu cầu dinh dưỡng cần thiết. Nếu quá bận rộn với việc công sở, bố mẹ thường khó có thời gian chuẩn bị cho trẻ những bữa ăn dinh dưỡng. Vì vậy, thay vì cho trẻ tiền ăn trưa hay quà vặt, bố mẹ nên để trẻ tự đóng hộp cơm ăn trưa để giáo dục cho trẻ về tầm quan trọng của một chế độ dinh dưỡng khoa học, cân bằng.
3. Không rửa tay
Nếu bố mẹ không thường xuyên bên cạnh để nhắc nhở trẻ rửa tay sau khi đi vệ sinh, đi chơi hay trước bữa ăn, thì đừng quá ngạc nhiên khi trẻ quên hoàn toàn thói quen rửa tay. Đừng xem nhẹ vấn đề vệ sinh này của trẻ. Dạy cho trẻ về vai trò của vệ sinh tay sạch sẽ, và cân nhắc việc cho phép trẻ mang theo chai nước rửa tay khi đến trường để giúp trẻ tiết kiệm thời gian có thể sẽ giúp trẻ trở lại với thói quen có lợi này.
4. Cãi lại
Trẻ có thể được bạn bè cổ xúy cho hành vi cãi lại thầy cô giáo ở trường, nhưng đó nhất định là một thói quen xấu. Nếu biết trẻ thường xuyên cãi lại lời người lớn – dù ở trước mặt bố mẹ hay không, bố mẹ cần tìm cách chấn chỉnh ngay thói quen này thể bằng cách tìm hiểu nguyên nhân cơn giận dữ của trẻ, phạt trẻ một cách khoa học nếu trẻ tiếp tục tái diễn, và đừng tiếc lời cổ vũ, khen ngợi khi trẻ cư xử đúng mực.
5. Nói tục
Trẻ thường biết thêm nhiều từ qua việc trò chuyện với bạn bè và người lớn, nhưng nếu trẻ bắt đầu bắt chước những từ ngữ khó nghe từ người khác thì bố mẹ nên tìm cách khắc phục càng sớm càng tốt. Quan trọng nhất là bố mẹ cần giải thích cho trẻ hiểu về nghĩa không tốt của những từ ngữ đó, không nên phản ứng thái quá nếu con nói lời khó nghe, và đảm bảo không "gián tiếp" dạy trẻ những từ ngữ đó qua cách nói chuyện hàng ngày.
6. Đeo cặp sách quá nặng
Tỷ lệ trẻ trong độ tuổi đi học bị cong vẹo cột sống ngày càng gia tăng, và một trong những nguyên nhân của tình trạng này là do trẻ phải đeo cặp sách nặng như "cùm gông" trên vai. Bố mẹ có thể khắc phục vấn đề này bằng cách dạy trẻ sắp xếp sách vở, đồ dùng học tập trong cặp hợp lý, theo dõi thời khóa biểu để nhắc trẻ chỉ mang vật dụng cần thiết đến trường, chọn loại cặp nhẹ phù hợp với thể chất của trẻ, và nếu điều kiện cho phép thì nên chọn loại cặp có bánh xe để trẻ có thể kéo khi mỏi.
7. Nói xấu người khác
Trẻ thường bàn tán với bạn bè về mọi người, mọi vật xung quanh. Đó là điều hoàn toàn bình thường. Nhưng trẻ cần biết cách kiềm chế lời nói và hiểu được rằng không nên bàn luận về người khác ngay cả khi người đó không nghe thấy lời bàn tán về họ. Bố mẹ cần giải thích để trẻ hiểu, lời nói của trẻ có thể tác động xấu đến người đó như thế nào, và nếu trẻ không muốn bị người khác "nói xấu" thì cũng không nên "nói xấu" bất kỳ ai.
8. Cô lập đứa trẻ khác
Trẻ luôn là đứa bé đáng yêu nhất trong mắt bố mẹ, nhưng có thể là đứa bạn ích kỷ nhất đối với bạn bè mà bố mẹ không nhận ra. Thường thì trẻ sẽ chọn bạn để chơi, nhưng nếu trẻ phản ứng thái quá với những bạn khác thì đó chính là biểu hiện của việc "chia bè kết cánh". Bố mẹ cần giáo dục trẻ biết đồng cảm, yêu thương mọi người xung quanh.
9. Nghiện các thiết bị công nghệ
Sau một ngày dài học tập ở trường và không được xem các chương trình yêu thích, nhiều trẻ có thói quen nghĩ ngay đến máy tính bảng, điện thoại thông minh, máy vi tính, hay tivi khi vừa bước chân vào nhà. Cách tốt nhất để "cai nghiện" cho trẻ là giới hạn thời gian trẻ tiếp xúc với các thiết bị này và sáng tạo ra các hoạt động vui chơi thú vị khác để lấp đầy vào thời gian trống của trẻ. Ngoài ra, bố mẹ cũng nên hạn chế sử dụng điện thoại, máy tính bảng trước mặt trẻ.
10. Thức khuya học bài
Giấc ngủ ban đêm rất quan trọng với sự phát triển trí tuệ và thể chất của trẻ. Nhưng trẻ thường thức khuya để hoàn thành bài tập về nhà hay chuẩn bị cho kỳ thi cuối kỳ sắp đến bởi trẻ chưa biết phân bổ thời gian hợp lý. Vì thế bố mẹ hãy xây dựng một thời gian biểu học tập khoa học và giúp trẻ làm quen ngay từ khi còn nhỏ để khi lớn hơn, trẻ có thể tự hình thành thói quen học tập hiệu quả mà không ảnh hưởng đến giấc ngủ.
Ở trường, trẻ không chỉ được học cách làm toán, viết văn hay cư xử đúng mực, mà còn được phát triển khả năng độc lập và rèn luyện các kỹ năng sống cần thiết. Nhưng song hành với đó, trẻ cũng có thể hình thành nhiều thói xấu điển hình.
1. Không tập trung
Trí óc trẻ sẽ bị sao nhãng một khi trẻ không hứng thú với bài giảng của thầy cô giáo hay nói chuyện riêng trong giờ học. Mặc dù thỉnh thoảng trẻ có thể "ngẩn ngơ", nhưng việc thiếu tập trung sẽ trở thành vấn đề cần giải quyết nếu trẻ thường xuyên không tập trung và bắt đầu ảnh hưởng không tốt đến sinh hoạt của gia đình. Để giúp trẻ tập trung cả trong và ngoài giờ học, bố mẹ có thể đưa ra các bài tập đòi hỏi trẻ phải phát triển kỹ năng "nghe tích cực" và làm theo chỉ dẫn.
2. Ăn uống thiếu dinh dưỡng
Bố mẹ khó có thể duy trì một chế độ dinh dưỡng khỏe mạnh ở trường cho trẻ, thậm chí nếu trẻ không "phàm" ăn, bởi hầu hết bữa ăn ở trường không đáp ứng được yêu cầu dinh dưỡng cần thiết. Nếu quá bận rộn với việc công sở, bố mẹ thường khó có thời gian chuẩn bị cho trẻ những bữa ăn dinh dưỡng. Vì vậy, thay vì cho trẻ tiền ăn trưa hay quà vặt, bố mẹ nên để trẻ tự đóng hộp cơm ăn trưa để giáo dục cho trẻ về tầm quan trọng của một chế độ dinh dưỡng khoa học, cân bằng.
3. Không rửa tay
Nếu bố mẹ không thường xuyên bên cạnh để nhắc nhở trẻ rửa tay sau khi đi vệ sinh, đi chơi hay trước bữa ăn, thì đừng quá ngạc nhiên khi trẻ quên hoàn toàn thói quen rửa tay. Đừng xem nhẹ vấn đề vệ sinh này của trẻ. Dạy cho trẻ về vai trò của vệ sinh tay sạch sẽ, và cân nhắc việc cho phép trẻ mang theo chai nước rửa tay khi đến trường để giúp trẻ tiết kiệm thời gian có thể sẽ giúp trẻ trở lại với thói quen có lợi này.
4. Cãi lại
Trẻ có thể được bạn bè cổ xúy cho hành vi cãi lại thầy cô giáo ở trường, nhưng đó nhất định là một thói quen xấu. Nếu biết trẻ thường xuyên cãi lại lời người lớn – dù ở trước mặt bố mẹ hay không, bố mẹ cần tìm cách chấn chỉnh ngay thói quen này thể bằng cách tìm hiểu nguyên nhân cơn giận dữ của trẻ, phạt trẻ một cách khoa học nếu trẻ tiếp tục tái diễn, và đừng tiếc lời cổ vũ, khen ngợi khi trẻ cư xử đúng mực.
5. Nói tục
Trẻ thường biết thêm nhiều từ qua việc trò chuyện với bạn bè và người lớn, nhưng nếu trẻ bắt đầu bắt chước những từ ngữ khó nghe từ người khác thì bố mẹ nên tìm cách khắc phục càng sớm càng tốt. Quan trọng nhất là bố mẹ cần giải thích cho trẻ hiểu về nghĩa không tốt của những từ ngữ đó, không nên phản ứng thái quá nếu con nói lời khó nghe, và đảm bảo không "gián tiếp" dạy trẻ những từ ngữ đó qua cách nói chuyện hàng ngày.
6. Đeo cặp sách quá nặng
Tỷ lệ trẻ trong độ tuổi đi học bị cong vẹo cột sống ngày càng gia tăng, và một trong những nguyên nhân của tình trạng này là do trẻ phải đeo cặp sách nặng như "cùm gông" trên vai. Bố mẹ có thể khắc phục vấn đề này bằng cách dạy trẻ sắp xếp sách vở, đồ dùng học tập trong cặp hợp lý, theo dõi thời khóa biểu để nhắc trẻ chỉ mang vật dụng cần thiết đến trường, chọn loại cặp nhẹ phù hợp với thể chất của trẻ, và nếu điều kiện cho phép thì nên chọn loại cặp có bánh xe để trẻ có thể kéo khi mỏi.
7. Nói xấu người khác
Trẻ thường bàn tán với bạn bè về mọi người, mọi vật xung quanh. Đó là điều hoàn toàn bình thường. Nhưng trẻ cần biết cách kiềm chế lời nói và hiểu được rằng không nên bàn luận về người khác ngay cả khi người đó không nghe thấy lời bàn tán về họ. Bố mẹ cần giải thích để trẻ hiểu, lời nói của trẻ có thể tác động xấu đến người đó như thế nào, và nếu trẻ không muốn bị người khác "nói xấu" thì cũng không nên "nói xấu" bất kỳ ai.
8. Cô lập đứa trẻ khác
Trẻ luôn là đứa bé đáng yêu nhất trong mắt bố mẹ, nhưng có thể là đứa bạn ích kỷ nhất đối với bạn bè mà bố mẹ không nhận ra. Thường thì trẻ sẽ chọn bạn để chơi, nhưng nếu trẻ phản ứng thái quá với những bạn khác thì đó chính là biểu hiện của việc "chia bè kết cánh". Bố mẹ cần giáo dục trẻ biết đồng cảm, yêu thương mọi người xung quanh.
9. Nghiện các thiết bị công nghệ
Sau một ngày dài học tập ở trường và không được xem các chương trình yêu thích, nhiều trẻ có thói quen nghĩ ngay đến máy tính bảng, điện thoại thông minh, máy vi tính, hay tivi khi vừa bước chân vào nhà. Cách tốt nhất để "cai nghiện" cho trẻ là giới hạn thời gian trẻ tiếp xúc với các thiết bị này và sáng tạo ra các hoạt động vui chơi thú vị khác để lấp đầy vào thời gian trống của trẻ. Ngoài ra, bố mẹ cũng nên hạn chế sử dụng điện thoại, máy tính bảng trước mặt trẻ.
10. Thức khuya học bài
Giấc ngủ ban đêm rất quan trọng với sự phát triển trí tuệ và thể chất của trẻ. Nhưng trẻ thường thức khuya để hoàn thành bài tập về nhà hay chuẩn bị cho kỳ thi cuối kỳ sắp đến bởi trẻ chưa biết phân bổ thời gian hợp lý. Vì thế bố mẹ hãy xây dựng một thời gian biểu học tập khoa học và giúp trẻ làm quen ngay từ khi còn nhỏ để khi lớn hơn, trẻ có thể tự hình thành thói quen học tập hiệu quả mà không ảnh hưởng đến giấc ngủ.
Theo Trí thức trẻ