- Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
- Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
- Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
- Mục này không có nhuận bút.
Gửi sinh viên mới ra trường đi làm: Khi "trình độ" chưa cao thì đừng nên "thái độ" với người khác!
Mùa tốt nghiệp, mùa thực tập đến rồi. Nếu chưa giỏi thì hãy trau dồi bản thân đi sinh viên nhé, đừng bao giờ dùng một thái độ tồi và lồi lõm đi làm việc.
- Lần nào đi xin việc cũng bị từ chối dù thành tích xuất sắc, cô gái xấu hổ khi biết lý do
- Suýt bị trung tâm việc làm lừa, nữ sinh đáp trả: Ăn được tiền của sinh viên mà dễ à!
- Sinh viên sắp ra trường "trêu ngươi" nhà tuyển dụng: Thư xin việc không tiêu đề, không nội dung, còn được forward từ một email khác!
Mùa tốt nghiệp, mùa thực tập đến rồi. Nếu chưa giỏi thì hãy trau dồi bản thân đi sinh viên nhé, đừng bao giờ dùng một thái độ tồi và lồi lõm đi làm việc.
Sinh viên khi còn ngồi trên ghế nhà trường ai cũng mơ ước sau này ra trường đi làm có một công việc tốt, gặp sếp tâm lý, đồng nghiệp thân thiện, môi trường chuyên nghiệp... nhưng hình như chỉ được một số ít người cố gắng trau dồi kỹ năng, phát triển bản thân để phù hợp với môi trường đó.
Đi học, thầy cô hỏi thì ấp úng: Em không biết. Ra đời đi làm sếp hỏi cũng ấp úng: Em không biết, cái đó em chưa được dạy, chưa được học. Thế rốt cục sinh viên học gì ở trường? 4, 5 năm ở trường Đại học họ có nghĩ phải cần học những thứ bên ngoài, những điều nhà trường không dạy, sách vở không có để sau này đi làm áp dụng không? Hay sinh viên chỉ nghĩ rằng, học trong sách là đủ, đi làm cũng chỉ có thế thôi.
Việc trau dồi kỹ năng mềm chẳng phải là điều gì mới mẻ đến nỗi không biết, truyền thông, sách báo, mạng xã hội nói ra rả suốt ngày. Học gõ một văn bản đúng chuẩn, học làm một bảng excel không sai hàm, học thiết kế một bản thuyết trình bằng power point gọn gàng, dễ hiểu đâu có khó. Học cách xin lỗi khi làm sai, học cách làm việc đúng deadline, học cách chủ động, học cách có trách nhiệm với công việc đang làm... là những gì sinh viên nên biết, hiểu trước khi rời ghế nhà trường đi làm.
Sinh viên nên hiểu một điều là không ai thích, không ai muốn nghe câu Em Không Biết từ nhân viên của mình. Thay vào đó hãy nói là em sẽ làm lại, anh/chị có thể chỉ cho em cách làm được không. Cũng là một cách nói nhưng cách truyền đạt khác sẽ mang lại giá trị khác.
Nhắc đi rồi nhắc lại, Tin học văn phòng thực sự rất cần thiết, mấy điều cơ bản ai cũng nên biết để phòng thân vì làm ở công ty nào cũng cần cả thôi.
Thầy cô thường dạy chúng ta khiêm tốn mà. Sinh viên mới ra trường đi làm, còn thiếu kỹ năng, kinh nghiệm nên cái cần nhất là chịu khó lắng nghe và học hỏi. Vài năm sau nhìn lại bạn sẽ thấy quãng thời gian đó của bản thân thật ngu ngốc!
Chạy deadline thì ai cũng chạy cả thôi, không ai tránh khỏi khi đi làm. Sinh viên mới đi làm nên tập làm quen cho khỏi bỡ ngỡ. Đi học nộp chậm bài tập thì xin thầy, thậm chí thi lại, học lại nhưng đi làm là ảnh hưởng đến nhiều người khác, đến cả công ty!
Cần lắm cái gọi là chí tiến thủ và trách nhiệm trong công việc của các bạn. Nếu các bạn tự đặt trách nhiệm lên cho chính bản thân mình, biết cố gắng, biết nghĩ cho tập thể thì sẽ không bao giờ có tư tưởng: Không làm được thì nghỉ, không có công ty này thì công ty khác. Mới ra trường cứ bay nhảy, tha hồ chỗ mà làm
Khi viết CV xin việc hay xin chỗ thực tập, các bạn sinh viên đừng nên tập trung quá nhiều vào kỹ năng cứng mà quên mất kỹ năng mềm. Đây chính là điều tạo nên sự khác biệt giữa bạn và rất nhiều ứng viên khác.
Dù bạn học giỏi đến đâu nhưng lười nhác, không thích học thì cũng chẳng thầy cô nào quý. Đi làm cũng vậy, có giỏi đến mấy nhưng thái độ khó chịu thì cũng chẳng ai ưa nổi. Mà một khi trình độ đã chưa cao thì đừng bao giờ nghĩ đến chuyện thái độ với người khác.
Theo Helino