- Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
- Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
- Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
- Mục này không có nhuận bút.
Hai kiểu nuôi dạy này có thể khiến con gặp vấn đề về nhân cách
Trẻ có nguy cơ trở thành những tội phạm rối loạn nhân cách nếu cha mẹ nuôi dạy con theo những cách dưới đây.
>> Đây là cách vợ chồng Hoàng tử William dạy con khiến cả thế giới phải thán phục
Một nghiên cứu mới đây đã cho thấy có sự liên kết giữa hai kiểu làm cha mẹ cực đoan với những đứa trẻ bị rối loạn nhân cách khi trưởng thành. Đó là:
- Kiểu làm cha mẹ vô tâm, bỏ rơi, thiếu sự quan tâm tới con cái.
- Kiểu độc đoán, kiểm soát con quá mức.
Cụ thể, các nhà nghiên cứu đến từ Đại học Khoa học và Công nghệ Na Uy đã tiến hành phỏng vấn các tội phạm nguy hiểm cấp cao và nhận thấy rằng hầu hết họ đều từng có biến cố trong quá khứ như từng bị cha mẹ bỏ rơi, hoặc bị cha mẹ kiểm soát quá cứng nhắc, có cha mẹ là kiểu người độc đoán.
Một kẻ bị rối loạn nhân cách là người bị chứng rối loạn tâm thần kinh niên có hành vi xã hội bất thường, có khuynh hướng bạo lực. Họ được nhận định là những người thiếu đồng cảm và có xu hướng thao túng, kiểm soát người khác mà không cảm thấy tội lỗi hay áy náy nào.
Nghiên cứu đã chỉ ra rằng những tội phạm rối loạn tâm lý từng bị bạo hành thể chất hoặc bạo hành tâm lý từ thuở còn thơ ấu.
Trẻ em có cha mẹ thuộc trường phái "quá vô tâm" hoặc "quá kiểm soát" sẽ khiến con có nguy cơ cao mắc chứng rối loạn nhân cách (Ảnh minh họa).
Tác giả của nghiên cứu, tiến sĩ Aina Gullhaugen nhận xét: "Hầu như không có ngoại lệ, những tội phạm rối loạn nhân cách đều bị tổn thương trong quá trình sống với những người giám hộ của mình từ thuở nhỏ. Và nhiều phân tích đều cho thấy rằng, tính cách tàn nhẫn khi lớn lên của họ là hệ quả của việc nỗ lực để thoát khỏi sự đổ vỡ từ trong tâm hồn, nhưng sự giải thoát đó được thể hiện một cách không thích hợp hoặc thậm chí tồi tệ hơn."
Giải thích về các kiểu cha mẹ của các bệnh nhân rối loạn nhân cách điển hình, cô nói: "Nếu bạn từng nghĩ mình luôn làm đầy đủ nghĩa vụ của cha mẹ và sẽ không bao giờ có chuyện con bạn trở nên rối loạn nhân cách thì bạn nên nhớ rằng, đôi khi sự thiếu vắng chăm sóc với các con là nguyên nhân chính dẫn tới các vấn đề tâm lý. Hầu hết cha mẹ chưa thực sự quan tâm tới vấn đề tâm lý, những nỗi lo (dù là ngây ngô) ở mỗi độ tuổi của các con đều cần được sẻ chia."
Nghiên cứu chỉ ra rằng các tội phạm rối loạn nhân cách đều có kiểu cha mẹ độc đoán, quá kiểm soát (Ảnh minh họa).
"Hậu quả cũng xảy ra tương tự với các cha mẹ có khuynh hướng quá kiểm soát. Trái với 'không quan tâm là khuynh hướng 'quá quan tâm', hầu hết chúng ta đều có cha mẹ ở mức giữa nhưng với những người bị chứng rối loạn nhân cách, đa số họ đều có cha mẹ là kiểu người ở một trong hai thái cực.
Hơn một nửa số người bị rối loạn nhân cách trong số người tôi đã nghiên cứu báo cáo rằng, họ đã phải trải qua kiểu nuôi dạy con ở hai trường phái làm cha mẹ cực đoan trên.
Họ sống một cuộc sống không ai quan tâm, nơi đứa trẻ phải chịu sự kiểm soát hoàn toàn và phải phục tùng, hoặc đứa trẻ hoàn toàn bị quên lãng, lạc lõng trong vật chất mà không có sự chăm sóc về tâm hồn.
Nhưng chúng ta cũng không thể đổ lỗi hoàn toàn cho cha mẹ, có rất nhiều trẻ em ngoài kia không được nuôi dạy tốt mà vẫn lớn lên bình thường, không hề trở thành những người rối loạn nhân cách".
Nghiên cứu cũng phát hiện ra rằng một số người rối loạn nhân cách từng phải trải qua cảm giác lạc lõng khi cha mẹ quá bận rộn mà không quan tâm tới con (Ảnh minh họa).
Tiến sĩ Gullhaugen nói thêm: "Dĩ nhiên, không phải tất cả hành vi liều lĩnh đều quy trách nhiệm về cho sự giáo dục nhưng các em cũng không được nhận bất kỳ sự giáo dục đúng đắn nào, điều này ảnh hưởng nghiêm trọng tới nhân cách, và đó là trọng tâm tôi muốn nhấn mạnh."
Nguồn: TheSun