Hãy sử dụng sự im lặng như một chiến thuật thay vì la hét giận dữ khi trẻ làm sai điều gì đó

Đôi khi bỏ qua trong một vài trường hợp trẻ phạm sai lầm lại là một phương pháp tốt đối với con của bạn.

Đôi khi bỏ qua trong một vài trường hợp trẻ phạm sai lầm lại là một phương pháp tốt đối với con của bạn.

Việc lựa chọn sự im lặng thay vì la hét giận dữ khi trẻ làm sai điều gì đó đang được nhiều bậc phụ huynh áp dụng. Tuy nhiên, phương pháp này thực sự rất khó và nó có thể làm cho trẻ hiểu nhầm rằng mình không làm điều gì sai hay điều mình làm chẳng ảnh hưởng gì.

Một trong những lý do mà trẻ hành động là để thu hút sự chú ý của cha mẹ. Sai lầm mà hầu hết các bậc cha mẹ đều mắc phải là phản ứng với các hành vi sai trái của trẻ một cách tiêu cực. Nếu như các bậc cha mẹ lựa chọn việc khen thưởng để củng cố các hành vi tốt của trẻ thì việc im lặng khi trẻ có các hành vi không tốt có thể là sai lầm. Trước khi bạn sử dụng đến biện pháp yên lặng để kỷ luật trẻ, hãy thử xem qua những điều dưới đây: 

Quan sát con bạn và xác định một hành vi cụ thể mà bạn muốn trẻ thay đổi hoặc sửa chữa

Hãy sử dụng sự im lặng như một chiến thuật thay vì la hét giận dữ khi trẻ làm sai điều gì đó-1

Ảnh minh họa

Nếu như con của bạn ngày càng trở nên hung dữ, có xu hướng phá hoại và làm tổn thương chính mình hoặc đánh người khác thì việc giữ im lặng với trẻ là hành động không phù hợp. Những hành vi này đòi hỏi phải có sự quan tâm nhanh nhất của bạn. Sự an toàn của con bạn là ưu tiên hàng đầu mỗi khi có xung đột. Việc bạn giữ im lặng chỉ có hiệu quả tốt nhất đối với các hành vi sai trái không làm con bạn hoặc người khác gặp nguy hiểm.

Truyền đạt rõ ràng cho con bạn về những hành vi mà bạn muốn trẻ thay đổi

Hãy sử dụng sự im lặng như một chiến thuật thay vì la hét giận dữ khi trẻ làm sai điều gì đó-2

Hãy nói chuyện với trẻ về những điều mà trẻ làm không đúng và bạn muốn trẻ phải hành động như thế nào (Ảnh minh họa)

Đừng mong rằng con bạn sẽ thay đổi hành động của mình khi mà bé không hề biết bản thân mình đã làm điều gì sai. Khi bạn đã xác định được hành vi mà bạn muốn bé thay đổi, hãy thảo luận với trẻ về điều đó để trẻ có thể hiểu, trẻ cần phải biết rằng hành động nào mình đã làm là không phù hợp và phải làm gì để thay thế. Hãy đặt ra ranh giới, quy tắc và thảo luận với con bạn trước khi trẻ thực hiện hoặc sau lần vi phạm đầu tiên. Giải thích với trẻ rằng bạn sẽ không tham gia cùng với trẻ nếu như trẻ la hét và bạn sẽ sẵn sàng đáp lại nếu như trẻ bình tĩnh và sử dụng lời nói của mình.

Đảm bảo rằng con bạn được an toàn ngay cả khi không có sự giám sát

Hãy sử dụng sự im lặng như một chiến thuật thay vì la hét giận dữ khi trẻ làm sai điều gì đó-3

Đôi khi bạn nên dành cho trẻ một không gian riêng để tự kiểm điểm bản thân nhưng cũng đừng quên để mắt đến trẻ (Ảnh minh họa)

Nếu như bạn muốn để trẻ tự kiểm điểm nhưng lại không thể để trẻ một mình mà không giám sát, hãy để trẻ ở trong cùng một phòng với bạn và để mắt đến trẻ. Bạn cũng có thể đưa ra cho trẻ một vài cảnh báo nhẹ nhàng để trẻ có thể tự mình điều chỉnh bản thân. Trẻ sẽ học được cách tự làm dịu khi được ở một mình.

Đừng quên khen thưởng cho hành vi tốt và khen ngợi nỗ lực của trẻ

Hãy sử dụng sự im lặng như một chiến thuật thay vì la hét giận dữ khi trẻ làm sai điều gì đó-4

Ngoài việc kỷ luật nghiêm khắc, bạn cũng nên dành cho trẻ một vài lời khen khi trẻ có các hành vi tốt (Ảnh minh họa)

Đừng bỏ qua cơ hội để chỉ ra các hành vi tốt và dành một vài lời khen cho trẻ. Hãy nói với trẻ rằng, mọi việc sẽ tốt hơn nếu trẻ có thể tự mình nói ra những điều mình muốn thay vì khóc lóc. 

Việc sử dụng phương pháp im lặng khi trẻ vi phạm một lỗi nào đó có thể có hiệu quả, tuy nhiên hãy nghĩ đến những thời điểm mà bạn sử dụng nó. Hãy chắc chắn rằng con bạn hiểu lý do tại sao bạn lại bỏ qua cho trẻ tại những thời điểm đó thay vì nghĩ rằng mình không được yêu thương và bị bỏ rơi.
 


Theo Helino

 


làm cha mẹ

Dạy con

Nuôi Dạy Con


Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.