Hù dọa suông khi con trở chứng chẳng giúp được gì mà chỉ khiến con hư hỏng hơn

Bạn nghĩ rằng chỉ hù cho con sợ thôi chứ phạt con làm gì cho phiền phức. Thành thật mà nói, hành động này có hại hơn lợi.

Bạn nghĩ rằng chỉ hù cho con sợ thôi chứ phạt con làm gì cho phiền phức. Thành thật mà nói, hành động này có hại hơn lợi.

Bạn thường phạt con bằng cách nào? Có phải đôi khi bạn vẫn hù dọa sẽ phạt con nhưng cuối cùng lại chẳng phạt gì. Bạn nghĩ rằng chỉ hù cho con sợ thôi chứ phạt con làm gì cho phiền phức. Thành thật mà nói, hành động này có hại hơn lợi.

Điều này có vẻ quen thuộc với bạn phải không. Khi con làm điều gì đó không ngoan, bạn sẽ phạt con. Nhưng sau đó con lại lặp lại hành động này, bạn mệt mỏi và tìm đến cách dễ dàng hơn. Bạn hù dọa con sẽ phạt hình phạt nặng hơn nhưng thực chất khi con biết lỗi thì bạn sẽ chẳng phạt. Bạn nghĩ rằng đó sẽ là lúc hành vi hư hỏng của con kết thúc. Nhưng vấn đề là nó không hề kết thúc.

Hù dọa suông khi con trở chứng chẳng giúp được gì mà chỉ khiến con hư hỏng hơn - Ảnh 1.

(Ảnh: TAP)

Trẻ con học nhiều điều từ bố mẹ, đặc biệt là cách con bị phạt. Và chúng cũng học từ bố mẹ qua việc bị bố mẹ hù dọa nữa. Đó không phải là một cách tốt. Hù dọa suông khi con hư không dạy con điều tốt đẹp mà chí khiến con thất bại thôi. Vì sao? Bởi vì hù dọa suông sẽ khiến trẻ nghĩ rằng chúng có thể làm bất cứ điều gì mình muốn.

“Bất cứ lời hù dọa suông nào cũng sẽ dạy trẻ rằng chúng có thể thoát khỏi bị phạt”, Tiến sĩ Nancy Darling - tác giả bài viết Thinking About Kids trên Psychology Today - cho biết. Theo Darling, hù dọa suông làm gián đoạn sự tiếp thu theo chiều hướng tốt khi trẻ biết rằng các quy định không nhất quán và con có thể tuân theo hoặc không tùy theo tình huống.

“Điều quan trọng nhất với trẻ ở bất kì mối quan hệ nào là khả năng dự đoán. Vì vậy, chúng sẽ biết những quy tắc là gì và hiểu rõ chuyện gì sẽ xảy ra nếu chúng không vâng lời”, Darling giải thích. Trẻ em dựa vào sự đoán và tính nhất quán để cảm thấy an toàn, thoải mái. Darling khuyến khích bố mẹ “hình phạt hợp lý cho từng lần hư hỏng”.

Chẳng bố mẹ nào nên trừng phạt trẻ và giải thích: “Vì mẹ đã nói như thế”. Những gì trẻ cần biết là vì sao con lại bị phạt. Bố mẹ cần nêu rõ lí do của những hình phạt này và phạt theo những gì con đã hiểu ra. Cuối cùng, trẻ con cần học được cách tiếp cận những bài học thông qua những hậu quả mà con phải chịu.

“Nếu con thấy những nguyên tắc được thực hiện nhất quán với những lý do được giải thích, với hậu quả hợp lý có trong sự giải thích, con hiểu được những bài học bạn nhắn gửi”, Darling cho biết. Thế nhưng hù dọa suông sẽ không thể gắn kết được với những bài học mà bố mẹ dạy con. Điều này bởi bố mẹ chỉ muốn hăm dọa thay vì thông báo.

Hù dọa suông khi con trở chứng chẳng giúp được gì mà chỉ khiến con hư hỏng hơn - Ảnh 2.

Hình phạt nhất quán với những lời dạy dỗ sẽ giúp trẻ hiểu hơn về bài học bố mẹ muốn truyền đạt. (Ảnh: Internet)

Vậy trẻ con học được gì? Hăm dọa, hù dọa suông chỉ dạy con làm cách nào để tránh bị phạt. Nếu đó là mục đích của con, sau đó sự lừa dối sẽ trở thành hành động hợp lý tiếp theo. Nó sẽ dạy con rằng tuân theo không phải vì tôn trọng mà là sợ hãi hình phạt. Bởi vì sự không nhất quán trong việc thực thi hình phạt sẽ dẫn đến sự tuân thủ của con cũng không nhất quán. Điều này có nghĩa là chúng sẽ không tuân thủ khi bạn không có mặt, dẫn đến nhiều hành vi sai trái hơn khi con lớn lên.

“Chẳng ai bảo con uống bia trước mặt bạn. Không ai bảo con bạo hành người khác khi bạn đứng cạnh con”, Darling giải thích.

Tốt hơn hết, hãy thực hiện những gì bạn đã nói. Những quy tắc hợp lý và nhất quán dựa trên những giá trị bố mẹ cùng tán thành sẽ giúp trẻ hiểu giá trị của việc gia đình luôn sát cánh bên nhau. Nó sẽ giúp trẻ tôn trọng và thành thật, giúp bạn hình thành một sự kết nối chặt chẽ với con bằng sự bao dung và hợp lí. Hơn nữa, nó cho thấy rằng gia đình luôn quan tâm đến tất cả các thành viên.

Theo Trí Thức Trẻ



phạt con

Nuôi Dạy Con


Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.