Khi trẻ bị xâm hại tình dục, cha mẹ cần phản ứng ra sao?

Những vụ xâm hại tình dục với trẻ em gái liên tiếp xảy ra gần đây đã gióng lên hồi chuông báo động. Để bảo vệ con, các bậc cha mẹ hãy dạy trẻ những điều dưới đây.

Những vụ xâm hại tình dục với trẻ em gái liên tiếp xảy ra gần đây đã gióng lên hồi chuông báo động. Để bảo vệ con, các bậc cha mẹ hãy dạy trẻ những điều dưới đây.

khi tre bi xam hai tinh duc, cha me can phan ung ra sao? - 1

Cha mẹ cần để ý đến cử chỉ, lời nói, hành vi của con hàng ngày để sớm nhận biết những dấu hiệu trẻ bị xâm hại, tránh hậu quả nghiêm trọng. Ảnh: T.L

Đừng bỏ lỡ giáo dục giới tính

Bà Khuất Thu Hồng (Viện Nghiên cứu Phát triển xã hội) cho biết, trong số 322 vụ bạo lực tình dục được đưa tin trên báo từ năm 2011 đến 2016 thì có 21,2% nạn nhân dưới 10 tuổi, trong đó có những em bé chỉ mới 2 tuổi. Có 60% nạn nhân ở độ tuổi 11-25.

Trong số 15,6% các em trả lời từ nhỏ tới nay em đã từng bị quấy rối, lạm dụng tình dục thì có 26,8% số em đã từng bị ép buộc hôn vào môi, 19,5% bị đụng chạm ở ngực và 7,3% ở bộ phận sinh dục. Ngoài ra, có tới 10% số em học sinh được hỏi trả lời là đã từng bị người khác bắt ép nhìn, sờ mó/đụng chạm vào những bộ phận nhạy cảm trên cơ thể.

Hậu quả của việc bị xâm hại tình dục rất lớn, nó làm tổn hại nghiêm trọng đến tinh thần, tâm lý, sức khỏe của trẻ, thậm trí ảnh hưởng đến tương lai và gây hoang mang, lo lắng cho gia đình và xã hội. Sự xâm hại sẽ tiếp tục diễn ra như một vòng tròn khi nạn nhân của các vụ xâm hại tình dục trẻ em không được tư vấn, hỗ trợ giúp đỡ để hạn chế tâm lý tiêu cực.

Để giúp trẻ tránh các nguy cơ bị xâm hại tình dục, bà Khuất Thu Hồng cho rằng, ở trường học các thầy cô giáo hãy nghiêm túc với việc giáo dục giới tính cho con trẻ. Việc học về giáo dục giới tính, tính dục không mang lại bằng cấp, nhưng nó có thể cứu cả cuộc đời đứa trẻ.

Ở nhà cha mẹ cần trang bị kỹ năng sống, kỹ năng phòng vệ cá nhân cho trẻ. Từ nhỏ nên khéo léo hướng dẫn con những kiến thức về giới tính, chỉ rõ cho con những chỗ “nhạy cảm” và ai có thể chạm vào khi được trẻ đồng ý. Nếu là bé trai thì dạy con tránh không sờ vào những bộ phận nhạy cảm của bạn gái, hay của người khác.

Dạy trẻ nhận biết những hành vi xấu (như ép trẻ uống bia, rượu, hút thuốc, sờ mó, vuốt ve bộ phận sinh dục của trẻ, rủ trẻ vào chỗ tối...) nên tránh xa, vì đó rất dễ xảy ra hành vi xâm hại tình dục. Với người lạ, dạy trẻ không nói chuyện, nếu người lạ bắt chuyện hãy giả vờ như không nghe thấy và nhanh chóng đi nơi khác, hoặc có thể nói dối (có người lớn, có ai đó đợi ở kia… để thoát khỏi nguy hiểm).

Luật sư Ngô Thị Lựu (Công ty Luật Đại Việt, Kim Mã, Ba Đình, Hà Nội) cho biết, các bố mẹ hãy dạy con cách bảo vệ mình, luôn dạy con tự lập, mạnh mẽ chứ đừng để con nhút nhát, tự ti. Có thể cho con học võ, đi đâu cần đi với nhiều bạn hoặc đi với người lớn để tránh dễ bị kẻ xấu tấn công. Lỡ bị kẻ xấu tấn công, hãy la hét, kêu khóc… để được ứng cứu.

Với trẻ quá nhỏ, cha mẹ dạy trẻ tránh xa những đồ chơi, bánh kẹo, quần áo đẹp và không nên để trẻ ăn mặc hở hang, vì dễ gây kích thích sự ham muốn đối với những kẻ có ý xấu.

Khi con bị xâm hại, cha mẹ làm gì?

Theo các chuyên gia tâm lý, nếu cha mẹ thấy trẻ đang bình thường nhưng bỗng dưng thấy trẻ sợ sệt, sống thu mình lại, không muốn ra ngoài, không muốn trò chuyện với mọi người… thì có thể con mình đã bị xâm hại tình dục rồi đấy. Phần lớn trẻ khi sau khi bị xâm hại tình dục đều không bình thường, trở nên mặc cảm, lo sợ, nghi ngờ, xa lánh hết tất cả mọi người.

Khi biết con bị xâm hại tình dục, cha mẹ không nên làm ầm lên, bởi như thế càng làm trẻ sợ, xấu hổ, dễ gây tổn thương hơn, thậm chí còn làm những con “yêu râu xanh” gây bất lợi.

Điều cần làm là cố gắng gần gũi để khuyến khích trẻ cởi mở tâm trạng, tìm hiểu xem mức độ xâm hại tới đâu. Trường hợp nặng hãy đưa con đi khám để xác định mức độ và điều trị tổn thương thực tế. Hoặc bác sĩ hướng dẫn các liệu pháp tâm lý để chữa trị chấn thương tâm lý cho trẻ.

Với các “yêu râu xanh” cha mẹ khéo léo tìm cách đưa ra pháp luật để tránh gây hại cho những trẻ em khác. Không nên im lặng vì kẻ xấu sẽ gây hại thêm cho các trẻ khác.

Vì vậy, cha mẹ thường xuyên trò chuyện, chia sẻ để con tin tưởng, tâm sự. Hãy lắng nghe tâm sự, những câu chuyện và gợi mở trẻ kể lại tất cả những gì xảy ra với con trên đường phố… Việc quan tâm, để ý đến cử chỉ, lời nói, hành vi của con hàng ngày giúp sớm nhận biết được những dấu hiệu bị xâm hại để xử lý kịp thời, tránh hậu quả nghiêm trọng.

Theo Khám phá


bạo lực học đường

cô giáo

lạm dụng tình dục

xâm hại tình dục


Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.