Kinh nghiệm cho bé đi nhà trẻ mẹ cần tìm hiểu ngay

Tổng hợp các kinh nghiệm cho bé đi nhà trẻ sau đây sẽ giúp bé có khoảng thời gian đến lớp vui vẻ và bổ ích.

Nhà trẻ là môi trường tốt để bé có thể tương tác với bạn bè cùng lứa, cũng như học các bài học bổ ích về cuộc sống như cách chia sẻ, vâng lời và tuân theo các quy tắc. Nó cũng là một bước đệm để chuẩn bị cho bé làm quen trước khi vào lớp 1.

Tuy nhiên, đi nhà trẻ cũng có thể là một khoảng thời gian khó khăn với cả bố mẹ và con. Đối với một đứa trẻ, bước vào môi trường mới với các cô giáo và bạn bè không quen thuộc có thể khiến bé lo lắng và sợ hãi. Các ông bố, bà mẹ cũng có thể cảm thấy bối rối, phân vân không biết có nên đưa bé đi nhà trẻ hay không?

Tổng hợp các kinh nghiệm cho bé đi nhà trẻ sau đây sẽ giúp bé có khoảng thời gian đến lớp vui vẻ và bổ ích.

1. Làm dịu nỗi lo lắng của bé

Trước ngày đầu tiên đi học bé có thể sẽ rất bất an. Mẹ nên dành thời gian để nói chuyện với bé. Hãy giới thiệu với bé về các hoạt động diễn ra trong lớp học. Một đứa trẻ quen với giấy và bút chì màu ở nhà sẽ cảm thấy thoải mái hơn khi dùng cùng một loại bút chì và giấy vẽ đó trong nhà trẻ.

kinh nghiem cho be di nha tre me can tim hieu ngay - 1

Mẹ nên dành thời gian nói chuyện với bé để làm dịu nỗi lo lắng. (Ảnh minh họa)

Bố mẹ cũng có thể cho bé đến thăm nhà trẻ vài lần trước khi đi học. Điều này không chỉ tạo cơ hội cho mẹ gặp trước giáo viên của con mà còn có thể hỏi cô giáo trước về các hoạt động trên lớp cũng như ở nhà bé sẽ làm. Khi mẹ ở trong lớp học, hãy để bé khám phá, quan sát và tương tác với các bé khác.

2. Ngày đầu tiên bé đi nhà trẻ

Khi đưa bé đi học ngày đầu tiên, bố mẹ hãy bình tĩnh giới thiệu bé với cô giáo. Sau đó cho bé một khoảng thời gian để hai cô trò làm quen với nhau. Điều này sẽ giúp bé cảm thấy tin tưởng và thoải mái dưới sự chăm sóc của cô giáo.

kinh nghiem cho be di nha tre me can tim hieu ngay - 2

Bố mẹ hãy đưa bé đến trường trong ngày đầu tiên đi học. (Ảnh minh họa)

Nếu bé bám chặt lấy mẹ và không muốn vào lớp thì cũng không nên tỏ ra bịn rịn với bé. Điều này sẽ khiến bé khó rời xa mẹ hơn. Mẹ có thể chào tạm biệt bé rồi rời đi nhanh chóng. Tuyệt đối không bao giờ lẻn đi khi bé không để ý. Vì như vậy sẽ khiến bé cảm thấy bị bỏ rơi và mất cảm tình với trường học.

Mẹ cũng có thể để lại cho bé một con búp bê hoặc tấm chăn yêu thích để giúp an ủi bé. Hầu hết các bé sẽ ổn thỏa khi bố mẹ rời đi.

3. Trò chuyện với bé về lớp học

Sau mỗi buổi học, mẹ nên dành một khoảng thời gian yên tĩnh để hỏi bé về nhà trẻ. Mẹ có thể hỏi bé đi học có vui không, hôm nay cô giáo đã dạy những gì, ở lớp có chuyện gì xảy ra?… Đây là một cách hữu ích để hai mẹ con nói chuyện và chia sẻ với nhau. Qua cuộc nói chuyện bé sẽ cảm thấy nhà trẻ là một điều gần gũi, vui vẻ không có gì đáng sợ. Đồng thời qua lời kể của bé mẹ cũng sẽ nắm bắt được việc bé đi học như thế nào, có chuyện gì bất thường xảy ra không để kịp thời xử lí.

4. Lựa chọn nhà trẻ kĩ lưỡng

kinh nghiem cho be di nha tre me can tim hieu ngay - 3

Lựa chọn kĩ trường giúp bé được chăm sóc và học tập trong môi trường an toàn và phù hợp. (Ảnh minh họa)

Hiện nay có rất nhà trẻ cả công lập lẫn tư thục để mẹ lựa chọn gửi gắm bé. Mẹ nên xem xét cẩn thận về chất lượng giáo viên, trang thiết bị học tập, điều kiện sinh hoạt của từng nhà trẻ để lựa chọn được trường học tốt nhất cho bé. Việc này sẽ giúp bé được chăm sóc và học tập trong môi trường an toàn và phù hợp. Tránh cho bé việc phải chuyển trường nhiều lần.

5. Khen ngợi bé thường xuyên

Bố mẹ và cô giáo cần phải quan tâm và để ý bé nhiều để bé dần làm quen và hòa nhập dần với trường lớp. Bố mẹ khi cho bé đi nhà trẻ cũng cần bình tĩnh và thoải mái vì bé có thể cảm nhận được tâm trạng của bố mẹ. Bố mẹ càng bình tĩnh thì bé càng ngoan.

Trẻ nhỏ cũng giống như người lớn rất thích được tuyên dương, khen ngợi. Vì vậy mỗi ngày bé đi học bố mẹ nhớ khen bé ngoan ngoãn, vâng lời. Như vậy bé sẽ cảm thấy tự hào và thích đến lớp nhiều hơn.


Theo Khám Phá


nhà trẻ

lớp 1

Dạy con


Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.