- Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
- Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
- Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
- Mục này không có nhuận bút.
Lời khuyên của các giáo viên giúp cha mẹ nuôi dạy con thành công
Dù học tập trong môi trường nào thì cha mẹ vẫn giữ vai trò quan trọng nhất trong việc nuôi dạy con thành công.
Dù học tập trong môi trường nào thì cha mẹ vẫn giữ vai trò quan trọng nhất trong việc nuôi dạy con thành công.
Nhận thức được vai trò quan trọng đó của các bậc phụ huynh trong quá trình học tập của trẻ, chuyên trang Independent UK đã tổng hợp những lời khuyên của các thầy cô giáo dành cho những người làm cha làm mẹ để nuôi dạy con thành công trong tương lai.
1. Đọc cùng trẻ
“Đọc cho trẻ nghe, đọc cùng trẻ và yêu cầu trẻ đọc cho bạn nghe”- Katie Westfield, giáo viên lịch sử lớp 9,10
Theo Independent, khuyến khích thói quen đọc sách ở trẻ là câu trả lời được nhiều giáo viên lựa chọn nhất trong cuộc khảo sát.
2. Ăn tối cùng trẻ
“Tôi cho rằng bữa ăn gia đình là thời điểm mọi người thể hiện sự quan tâm tới cuộc sống của mỗi thành viên. Khi trẻ nhỏ và cha mẹ có thể trao đổi về những việc xảy ra trong ngày, cả điều tốt và chưa tốt, tôi nghĩ các bậc phụ huynh sẽ có thể hiểu rõ nhất về cuộc sống của trẻ. Giao tiếp liên tục là một trong những yếu tố quan trọng nhất dẫn đến thành công trong cuộc sống”- Một giáo viên lớp 2.
3. Làm gương cho trẻ
“Nếu muốn trẻ có thói quen đọc sách, trước tiên bạn cần thích đọc sách. Nếu muốn trẻ cải thiện kỹ năng viết, trước tiên bạn nên viết thư tay cho trẻ. Và bạn muốn trẻ học tốt môn Toán? Hãy ngừng nói bạn ghét môn Toán!” - Một giáo viên lớp 5.
4. Cho trẻ trải nghiệm cuộc sống
“Cuộc sống không chỉ thể hiện qua những trang sách” - Một giáo viên giấu tên cho biết. Vì vậy, bố mẹ nên tích cực cho trẻ ra ngoài trải nghiệm cuộc sống thực.
5. Yêu cầu trẻ hạn chế sử dụng các thiết bị điện tử
“Tôi mong nhiều cha mẹ đọc sách cho trẻ và động viên trẻ đọc sách hơn. Tôi cũng cho rằng các bậc phụ huynh nên khuyến khích trẻ bước ra khỏi cửa, ngước nhìn những đám mây và chơi đùa ngoài trời. Trẻ vị thành niên ngày nay dành hơn 11 tiếng mỗi ngày sử dụng các thiết bị điện tử. Tôi thật sự lo ngại. Như thể trẻ không biết cách ở một mình và tôi lo lắng tác động của nó đối với khả năng tư duy độc lập của trẻ” - Giáo viên tiếng Anh của một trường tư thục.
6. Duy trì đức tính siêng năng của trẻ
“Hãy đảm bảo rằng trẻ đã hoàn thành bài tập về nhà!” - Giáo viên lớp 7 chuyên ngành nghiên cứu xã hội.
7. Tham gia vào việc học của trẻ
“Thông thường, những bậc phụ huynh thường xuyên tham gia các buổi họp mặt là cha mẹ của những đứa trẻ có thành tích tốt. Một vài người thậm chí không nhận ra con cái đang tụt dốc. Họ không trả lời tin nhắn thoại, không kiểm tra hộp thư điện tử và không tham gia các buổi họp mặt. Đừng chỉ hỏi trẻ học tập thế nào ở trường, bởi trẻ sẽ trả lời việc học vẫn tốt và không có bài tập về nhà. Hãy hỏi chính các thầy cô giáo” - Rebecca Rosen, giáo viên tiếng Anh lớp 9.
8. Hợp tác với giáo viên, thay vì phản đối họ
“Hãy đảm bảo trẻ hiểu rằng bạn và giáo viên có cùng quan điểm về thưởng phạt, thành tích học tập và sức khỏe tinh thần. Trẻ không nên nghĩ rằng bản thân sẽ được cha mẹ cứu khỏi giáo viên khi trẻ mắc sai lầm” - Amanda Brooks, giám đốc giáo dục của một trường mẫu giáo.
9. Khuyến khích trẻ giao tiếp với nhiều đối tượng khác nhau
“Hãy cho phép trẻ tiếp xúc với những đứa trẻ khác để trẻ học được cách vui chơi và hợp tác hiệu quả. Hạn chế công nghệ và tăng cường giao tiếp” - Christina Canavan, cựu giáo viên lớp 4 chuyên dạy trẻ có hoàn cảnh đặc biệt.
10. Tin tưởng giáo viên và hệ thống giáo dục
“Hãy đặt câu hỏi cho những vấn đề nảy sinh trong công việc thay vì nói rằng ‘Đó là phương pháp mới và tôi không thể giúp được gì.’ Hãy giữ thái độ lạc quan và hợp tác với nhà trường” - Giáo viên lớp 2 chia sẻ.
11. Coi trọng giáo dục
“Tôi mong các bậc phụ huynh làm gương cho trẻ trong việc coi trọng giáo dục ở nhà và hợp tác với chúng tôi trong việc nâng cao trách nghiệm đối với thành công của trẻ. Nhiều người đã làm được điều này, kết quả là con của họ thường đặc biệt có thành tích tốt hơn các bạn đồng lứa” - Jenni Mayberry, giáo viên lớp 7 chuyên dạy trẻ có hoàn cảnh đặc biệt.
12. Vui chơi cùng trẻ
“Hãy dành thời gian vui chơi cùng trẻ” - Giáo viên trung học dạy tiếng Anh ở nước ngoài.
13. Đưa, đón trẻ đúng giờ
“Việc vấn đề nảy sinh và đến trường muộn là điều dễ hiểu, nhưng khi bạn đưa trẻ đến muộn 4 trên 5 ngày mỗi tuần và không đón trẻ đúng giờ, trẻ và bạn học của trẻ sẽ nhận ra. Trẻ sẽ rất xấu hổ” - Giáo viên lớp 4 giải thích.
14. Để trẻ biết đến thất bại
“… và khóa tất cả các trò chơi và thiết bị điện tử” - một giáo viên giấu tên đã đưa ra lời khuyên như vậy. Khi được trải nghiệm thất bại, trẻ sẽ học được cách để đứng dậy và thành công hơn nữa.
15. Chăm sóc sức khỏe của trẻ
“Giảm đường và chất béo, luyện tập nhiều hơn” - một giáo viên tiểu học đưa ra lời khuyên.
16. Theo dõi việc học trên lớp của trẻ
“Với các thiết bị điện tử, việc theo dõi việc học ở trường của trẻ rất dễ dàng. Nếu bạn có bất kỳ câu hỏi nào về lớp học hay bài về nhà, hãy gửi thư điện tử hỏi chúng tôi! Hãy trực tiếp tìm đến giáo viên trước khi cảm thấy thất vọng và đến gặp ban quản lý. Họ có thể muốn tham gia, nhưng trên thực tế, giáo viên mới là người đứng lớp và nắm được việc học của trẻ. Giáo viên là người trả lời tốt nhất về lớp học và học sinh của họ” - Rachel Marquez, giáo viên tiếng Anh trung học.
17. Bình tĩnh
“Hãy cho phép trẻ hỏi chúng tôi khi trẻ quên hoặc đánh mất thứ gì đó. Hoặc giúp trẻ giải quyết vấn đề trước khi gửi thư hỏi giáo viên” - Một giáo viên lớp 5.
Với những lời khuyên của giáo viên, và tình yêu thương dành cho trẻ, các bậc phụ huynh chính là đang chuẩn bị cho trẻ hành trang dẫn đến thành công trong học tập và trong cuộc sống.
Theo Helino