- Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
- Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
- Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
- Mục này không có nhuận bút.
Luôn đón con muộn nhất lớp mẫu giáo, rồi một ngày mẹ điếng người với câu nói của con
Câu chuyện thực tế từ một người mẹ vì bận việc nên đón con đang học mẫu giáo sau cùng khiến nhiều phụ huynh phải suy nghĩ.
- "Hôm nay bố đón con sớm nhé" - câu nói ngây ngô khiến người bố nhận ra mong muốn của con quan trọng hơn việc kiếm tiền
- Đón con tan học trời mưa, ông bố bá đạo nghĩ ra cách chống ướt quá đáng yêu gây bão MXH
- "Con ơi, bố ở đây!" - Bức ảnh ông bố vượt lên biển người để đón con sau buổi thi gây xúc động mạnh
Câu chuyện thực tế từ một người mẹ vì bận việc nên đón con đang học mẫu giáo sau cùng khiến nhiều phụ huynh phải suy nghĩ.
Tôi đã cho con gái Bối Bối đi học mẫu giáo vào đầu tháng 9 và bắt đầu với guồng quay công việc. Thời gian tan học của con bé là 4h30 chiều, còn tôi tan làm sớm nhất 5h. Vì vậy, ngay khi kết thúc công việc, tôi có phi như bay tới đón thì vẫn khá muộn. Rất nhiều lần tôi thấy Bối Bối thơ thẩn chơi một mình vì các bạn đã về hết. Nghe tôi gọi Bối Bối, con bé lập tức quay lại, rồi gần như òa lên, chạy thật nhanh ra ôm mẹ.
Sau một tháng đi học và luôn nằm trong top những đứa trẻ được đón cuối cùng. Một tối nọ, Bối Bối đã thủ thỉ hỏi tôi: "Mẹ ơi, tại sao mẹ không thể đến đón con sớm như các bạn?".
Tôi nói với con bé rằng tôi tan làm muộn, bố cũng vậy. Và gia đình mình không có ông bà đỡ đần hay người giúp việc phụ giúp. Nhưng Bối Bối lại vặn 1 câu mà chính tôi cũng rất đỗi bất ngờ: "Mẹ, vậy công việc quan trọng hơn con sao?".
Khi tôi nghe con gái nói điều này, trong lòng đã cảm thấy rất khó chịu. Tôi thương con, nhưng thật sự không biết phải nói sao cho con hiểu. Là một người mẹ, tôi không muốn đón con quá muộn. Nhưng khi con dần lớn lên, các chi phí cũng tăng dần. Tôi cần phải đi làm để giảm bớt áp lực kinh tế, điều đó khiến tôi thường xuyên phải đón con muộn.
Câu chuyện của Tiểu Mễ - 1 người phụ nữ có con đang học mẫu giáo đã thu hút sự chú ý của nhiều người. Cô rõ ràng là rất bối rối, không biết việc mình thường xuyên đón con sau cùng ở lớp mẫu giáo có thật sự ảnh hưởng đến tính cách của bé hay không?
Trong trường hợp như của Tiểu Mễ thì nên làm gì để trẻ hiểu và giải tỏa búc xúc của trẻ tốt hơn? Dưới đây chúng tôi sẽ phân tích kỹ xem việc đón trẻ muộn và đón sớm có ảnh hưởng đến tính cách của trẻ hay không.
1. Điều gì quyết định tính cách của trẻ?
Trên thực tế, có rất nhiều yếu tố quyết định tới tính cách của 1 đứa trẻ: Di truyền, môi trường sống, sự giáo dục của gia đình, nhà trường, xã hội... Và chưa có một bằng chứng nào khẳng định việc đón trẻ sớm hay muộn sẽ ảnh hưởng tới tính cách của chúng.
Rất nhiều đứa trẻ ở lại sau cùng vẫn vui vẻ với những món đồ chơi, trò chuyện với cô giáo. Ngược lại, nhiều đứa trẻ được đón về sớm cũng chỉ ngồi 1 mình và ôm lấy chiếc điện thoại, iPad, TV... Vậy nên, quan trọng hơn cả đó chính là thái độ của phụ huynh dành cho con trẻ.
2. Tại sao trẻ mong cha mẹ đến sớm hơn?
Trẻ em càng nhỏ, chúng càng bị phụ thuộc vào cha mẹ. Sau một ngày ở trường mẫu giáo, chúng rất mong muốn được nhìn thấy gương mặt thân quen và trở về ngôi nhà hạnh phúc.
Nhiều bậc cha mẹ sẽ an ủi đứa trẻ khi họ gửi con đến trường mẫu giáo, nói với chúng rằng: Cha mẹ sẽ tới đón con sớm thôi! Vì vậy, vào thời điểm tan học, đứa trẻ rất mong chờ được cha mẹ, hy vọng rằng họ sẽ giữ lời hứa.
3 lý do tại sao trẻ em mong được cha mẹ đón kịp là ba lý do:
Thứ nhất, vì con nhớ bố mẹ.
Thứ hai, vì con hy vọng cha mẹ có thể giữ lời hứa.
Thứ ba là vì so sánh, tại sao các bạn được đón cả rồi còn con thì vẫn chưa?
3. Việc đón trẻ sớm và đón trẻ muộn có thực sự ảnh hưởng đến tính cách của trẻ không?
Với những cá thể khác nhau, điều này cũng sẽ khác nhau, tùy thuộc vào nhiều điều kiện nữa. Và cha mẹ nên học cách thấu hiểu tâm lý, tính cách của con mình và có cách xử lý cho phù hợp.
Ví dụ, một số trẻ luôn cảm thấy thiếu an toàn khi rời xa vòng tay của cha mẹ. Chúng không thích ở nhà trẻ và không thích chơi với những đứa trẻ khác. Trong trường hợp này đòi hỏi cha mẹ phải quan tâm, đồng hành và hướng dẫn con nhiều hơn. Nếu cha mẹ thường đến muộn và không chú ý đến cảm xúc của con, chúng sẽ cảm thấy tủi thân, không được yêu thương và ảnh hưởng tiêu cực tới tính cách: Dễ bất an, hay lo lắng, nhút nhát...
Trên thực tế, cha mẹ có thể đón con theo điều kiện của mình. Quan trọng nhất là cần phải có sự giao tiếp với trẻ, cần chú ý đến cảm xúc của trẻ một cách kịp thời và thông báo cho trẻ về lý do cha mẹ làm như vậy. Trẻ hiểu và đồng ý thì việc đón sớm hay muộn không còn là vấn đề.
Nếu cha mẹ thường đến muộn và không chú ý đến cảm xúc của con, chúng sẽ cảm thấy tủi thân, không được yêu thương và ảnh hưởng tiêu cực tới tính cách.
4. Vậy nên đón trẻ sớm hay muộn?
Một số cha mẹ có thể không thể đón con kịp thời vì công việc. Khi đó, họ sẽ nghĩ rằng mình không phải bậc cha mẹ tốt vì đã không ưu tiên con cái lên hàng đầu. Thực tế, điều này là không cần thiết.
Việc đón trẻ sớm và muộn đều có những ưu điểm và nhược điểm riêng. Nói một cách đơn giản, đón trẻ sớm có thể mang lại cho trẻ cảm giác an toàn, thỏa mãn sự mong đợi của chúng nhưng lại kích thích sự đòi hỏi trong chúng. Còn đón muộn sẽ khiến con thích nghi tốt hơn với môi trường, nhưng đồng thời có thể khiến trẻ rơi vào tình trạng cô đơn và bất an.
Vì vậy, đón con sớm hay muộn quan trọng nhất là phải xem xét tính cách và thái độ của trẻ, nhưng cũng cần xem tình hình thực tế của gia đình bạn. Cha mẹ không phải lo lắng quá nhiều, cũng không thể bỏ qua cảm xúc của con. Công việc giáo dục rất quan trọng, hãy giúp trẻ mở lòng, chấp nhận và khoan dung với cha mẹ!
Theo Helino