“Mở mắt ra là điện thoại”, mẹ hối hận tột độ khi đưa con đi khám bác sĩ chỉ ra bệnh này

Sau 3 tháng điều trị, bệnh tăng động giảm chú ý của Minh Khang đã có tiến triển, nhưng tình trạng nhược thị của đôi mắt vẫn không hề khả quan hơn.

Sau 3 tháng điều trị, bệnh tăng động giảm chú ý của Minh Khang đã có tiến triển, nhưng tình trạng nhược thị của đôi mắt vẫn không hề khả quan hơn.

Những tác hại của việc cho trẻ xem điện thoại nhiều vẫn thường được nhắc đi nhắc lại rất nhiều trên các phương tiện truyền thông, nhưng nhiều bố mẹ vẫn tặc lưỡi kiểu còn lâu mới đến con mình. Thế nhưng sự thực là chỉ cần vài ba lần tặc lưỡi như thế là đã vô tình tạo thành một thói quen tệ hại cho con, khiến con lệ thuộc vào ti vi, điện thoại và dần dần sẽ để lại những hậu quả vô cùng đáng tiếc. Câu chuyện của mẹ con chị Phạm Hiền (25 tuổi) và bé Minh Khang (6 tuổi), hiện đang sống ở Phủ Lý, Hà Nam được kể lại hôm nay là lời cảnh tỉnh mạnh mẽ đến các bố mẹ khác.
Mở mắt ra là điện thoại”, mẹ hối hận tột độ khi đưa con đi khám bác sĩ chỉ ra bệnh này-1

Chị Hiền và con trai Minh Khang.

Bé Minh Khang được mẹ cho xem điện thoại từ năm mới được 2 tuổi mà đến nay. Những dòng viết kể về tình trạng của con, cùng lời tâm sự hối hận muộn màng của chị Hiền trên trang cá nhân đã khiến các vị phụ huynh khác giật mình, hoảng hốt thực sự. Chỉ sau chưa đến một ngày đăng tải, chia sẻ của chị đã thu hút hơn 24.000 lượt chia sẻ, 26.000 bình luận và tiếp tục tăng chóng mặt, lan truyền khắp các hội nhóm khác.

Chị Hiền kể lại: "Giờ mình có hối hận và thấy có lỗi với con như thế nào cũng không kịp chỉ vì thói quen cho con xem nhiều điện thoại. Từ lúc con hơn 2 tuổi, bố mẹ đã bắt đầu cho con xem các chương trình trên Youtube rồi dần hình thành cho con thói quen mở mắt ra là điện thoại, ăn cho xem điện thoại, nghịch cho xem điện thoại, khóc cho xem điện thoại… Hồi ấy mình cũng đang có bầu đứa thứ 2 nên không có thời gian dỗ con, cứ để con xem như vậy. Đến khi con hơn 4 tuổi, mình hạn chế nhưng đã muộn rồi. Mặc dù biết rằng xem điện thoại nhiều không tốt, nhưng chỉ vì suy nghĩ chủ quan của mình mà giờ con phải khổ".

Mở mắt ra là điện thoại”, mẹ hối hận tột độ khi đưa con đi khám bác sĩ chỉ ra bệnh này-2

Minh Khang hiện tại đã có thể tự làm bài tập được.

Mở mắt ra là điện thoại”, mẹ hối hận tột độ khi đưa con đi khám bác sĩ chỉ ra bệnh này-3

Cậu bé lúc nào cũng phải đeo một chiếc kính rất dày vì độ cận loạn là 6,5.

Cũng theo chị Hiền chia sẻ, khi Minh Khang được 4 tuổi, chị bắt đầu thấy con có những biểu hiện lạ như nghịch luôn tay luôn chân và phản ứng mạnh mỗi khi không vừa ý. Cách đây 3 tháng, cô giáo dạy kèm của con nói với mẹ rằng con có biểu hiện của bệnh tăng động giảm chú ý, ngồi học không tập trung, học trước quên sau, ban đầu chị còn không tin. Chị Hiền mới đầu còn nghĩ có khi con chỉ nghịch và bướng thôi, nhưng vì cô giáo nói nhiều, chị tự xâu chuỗi lại các sự việc, bắt đầu thấy lo lắng thực sự.

Quyết định đưa con đi khám ở Bệnh viện Nhi trung ương, chị Hiền hoảng hốt khi thấy bác sĩ mới tiếp xúc đã nói con có biểu hiện của bệnh tăng động giảm chú ý. Và khi làm các bài test để xác định, cuối cùng bác sĩ kết luận Minh Khang bị bệnh với chỉ số tăng động là 5/9 và giảm chú ý là 4/9, mặc dù IQ của con khá cao là 120. Dù rất đau lòng và hối hận, chị Hiền vẫn phải nén nỗi lòng của mình lại để bắt tay vào quá trình điều trị cho con. Minh Khang được kê thuốc uống liên tục và mỗi 2 tháng sẽ quay lại khám, lấy thuốc 1 lần.

Sau 3 tháng kiên trì theo phác đồ điều trị của bác sĩ, bệnh tăng động giảm chú ý của Minh Khang đã có tiến triển, cải thiện thấy rõ: "Bây giờ con vẫn uống thuốc, nhưng có dấu hiệu tốt lên khi học tập trung hơn và trí nhớ cải thiện rõ. Nếu như ngày trước con đi học về, mình hỏi con ăn gì, con không nhớ, cô giáo phản ánh con rất nghịch và thường chạy ra khỏi chỗ ngồi. Hồi mới học hè trước khi vào lớp 1, cô giáo giao bài nào về con cũng không nhớ, cô bảo đánh dấu bài tập thì con không chú ý nên không đánh dấu gì cả. Nhưng hiện tại thì con đã nhớ những lời cô nói, ngồi tại chỗ tập trung hơn và còn biết tự làm bài tập".

Mở mắt ra là điện thoại”, mẹ hối hận tột độ khi đưa con đi khám bác sĩ chỉ ra bệnh này-4

Từ một cậu bé mạnh khỏe, chững chạc nay Minh Khang phải đối mặt với rất nhiều vấn đề về sức khỏe, học tập.

Mở mắt ra là điện thoại”, mẹ hối hận tột độ khi đưa con đi khám bác sĩ chỉ ra bệnh này-5

Thế nhưng, sự hối hận muộn màng của chị Hiền là ở việc cho con xem điện thoại nhiều khiến Minh Khang bị nhược thị nặng và mới được phát hiện cách đây ít lâu, tình trạng điều trị chưa có gì khả quan hơn.

Chị Hiền kể lại: "Nỗi lo lắng lớn nhất hiện tại của mình, mà phải bằng mọi cách để chữa trị cho con là nằm ở đôi mắt. Mình để ý thấy con nhìn gì cũng nheo mắt, khi ra ngoài chỗ sáng một chút là lấy tay bịt mắt lại, đi học thì viết chữ không đúng dòng kẻ. Nên cách đây 2 tháng, mình đưa con đi khám. Mình đưa con đi cắt kính ở thành phố Phủ Lý 2 lần không ai cắt cho và khuyên nên lên bệnh viện mắt chuyên khoa để khám. Mình lặn lội đưa con đi khám, đến phòng khám chuyên khoa mắt, từ chỗ đo cho đến khi gặp bác sĩ, ai cũng phải thốt lên: "Ôi sao con còn bé mà bị nặng như thế này, sao không cho đi khám sớm hơn". Bác sĩ cho con chụp đáy mắt và nói rằng mắt con bị cận loạn nặng, đáy mắt bị tổn thương có dấu hiệu thoái hóa".

Cách đây 2 ngày, chị Hiền đưa con đi tái khám sau 2 tháng điều trị ở nhà theo chỉ định đeo kính, uống thuốc của bác sĩ. Kết quả khiến chị muốn khóc khi bác sĩ thông báo mắt Minh Khang vẫn chưa có tiến triển gì, cậu bé vẫn bị nặng như trước, đo độ cận loạn đến 6.5 độ. Bác sĩ có nói thêm rằng Minh Khang bị nhược thị, con sẽ phải bịt 1 mắt lại, trừ lúc tắm và ngủ. "Con sẽ phải bịt mắt trái 1 tháng, mắt phải 1 tháng và bác sĩ bảo bịt tốt nhất là lúc con đi học, nên mình phải nhờ cả cô giáo ở lớp theo dõi sát sao, hỗ trợ cùng".

Mở mắt ra là điện thoại”, mẹ hối hận tột độ khi đưa con đi khám bác sĩ chỉ ra bệnh này-6

Chị Hiền chia sẻ, giờ thay vì ngồi hối hận, chị sẽ cố gắng bằng mọi cách để chữa trị cho đôi mắt của con khỏe mạnh trở lại.

Bác sĩ còn nói rằng nhược thị có thể gây mù hoặc lác. Khi về nhà chị Hiền tìm hiểu thêm và càng sửng sốt sợ hãi hơn vì nếu phát hiện sau 7 tuổi, con sẽ không có cơ hội chữa trị nữa và sẽ có khả năng bị mù. Hiện Minh Khang đang được bác sĩ chỉ định tuyệt đối tránh xa ti vi, điện thoại, chịu khó tập mắt hàng ngày cho con. Mỗi ngày cậu bé đều phải đeo một chiếc kính thật dày và phải bịt một mắt theo phác đồ của bác sĩ.

Chia sẻ lại câu chuyện của mình, chị Hiền không muốn có thêm bất cứ đứa trẻ nào vì sự chủ quan, vô tâm của bố mẹ mà phải gánh chịu nỗi khổ trong tương lai. Còn hiện tại, chị và gia đình sẽ cố gắng bằng mọi cách để chữa trị đôi mắt cho con.



Theo Helino


tăng động

điện thoại di động

nhược thị


Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.