Môn văn sẽ không còn khó nhằn với trẻ nếu biết dạy con như mẹ Đỗ Nhật Nam

Tuyệt chiêu dạy con cách quan sát, miêu tả của mẹ Đỗ Nhật Nam được coi là "liều thuốc chữa bệnh" cho các mẹ khi đang đau đầu tìm cách dạy con xoay sở với môn văn.

Tuyệt chiêu dạy con cách quan sát, miêu tả của mẹ Đỗ Nhật Nam được coi là "liều thuốc chữa bệnh" cho các mẹ khi đang đau đầu tìm cách dạy con xoay sở với môn văn.

Kỹ năng viết là một trong những kỹ năng giao tiếp cơ bản nhất của con người, có vai trò rất quan trọng trong công việc của bất kỳ cá nhân nào và ở bất kỳ vị trí công việc nào. Tuy nhiên, kỹ năng viết không có nguồn gốc từ bẩm sinh, cũng không phải tự nhiên có được mà được hình thành từ việc cá nhân được đào tạo và tự rèn luyện trong thực tiễn cuộc sống. Chính vì vậy, ngay từ bé, nếu được trau dồi, các bé hoàn toàn có thể tự viết tốt về bất cứ lĩnh vực gì.

Tuy nhiên, việc dạy con viết văn tốt không phải là việc dễ dàng, đặc biệt với những mẹ tự nhận mình là "dốt văn". Cho dù mỗi cấp lớp luôn có rất nhiều sách tham khảo dạng văn mẫu, song trẻ cũng chẳng mấy hứng thú với những dạng sách đó, ngoài ra với xu hướng ra đề thi mở như hiện nay, đâu phải bài văn nào cũng có sẵn trong mẫu.

Môn văn sẽ không còn khó nhằn với trẻ nếu biết dạy con như mẹ Đỗ Nhật Nam - Ảnh 1.

Việc dạy con viết văn tốt không phải là việc dễ dàng (Ảnh minh họa).

Đã có rất nhiều mẹ cảm thấy bế tắc khi dạy con học văn ngay từ nhỏ, dù chỉ là những bài tập đơn giản như miêu tả một sự vật, hiện tượng xung quanh. Mới đây, chị Phan Hồ Điệp - mẹ Đỗ Nhật Nam - người có khả năng viết lách cực tốt với nhiều đầu sách đã xuất bản, đã có một bài viết chia sẻ về cách thức giúp con thích viết văn và tăng cường vốn từ vựng.

Dạy con quan sát và ghi chép lại những điều đã quan sát

Thói quen quan sát nên hình thành cho con từ nhỏ. Hãy biến nó thành một trò chơi. Và bạn có thể chơi cùng con ở bất cứ đâu, bất cứ con đường nào đi cùng nhau.

Sức mạnh của quan sát là biến những thứ rất bình thường trở nên lạ lẫm, mới mẻ.

Bây giờ mình lấy ví dụ về việc quan sát nhé.

Bạn đi cùng con vào nhà hàng. Hãy đề nghị: Mẹ và con chơi trò chơi này được không: Con có 3 phút để quan sát tất cả nhà hàng, một cách thật cẩn thận. Nhớ phải quan sát kĩ đó, sẽ có nhiều câu hỏi khó (kèm theo là một nụ cười bí ẩn).

Rồi, giờ con hãy nhắm mắt lại ( trẻ rất thích trò chơi kiểu "nhắm mắt - mở mắt") và mẹ sẽ hỏi nhé:

Nhà hàng có mấy cửa sổ?

Cửa sổ màu gì?

Biển tên của nhà hàng ở chỗ nào?

Xung quanh có đông đúc, ồn ào không? Nhà hàng có mở nhạc không? Loại nhạc gì?

Quầy thanh toán tiền đặt ở đâu?

Nhân viên trong nhà hàng có mặc đồng phục không?

Bàn ăn của nhà hàng có khăn trải bàn không? Có đặt sẵn bát đũa lên bàn không?

Con có thấy những tán cây bên ngoài cửa sổ không? Con có biết đó là loại cây gì không?

Màu sắc chủ đạo trên các bức tường của nhà hàng là gì?

Nhà hàng có đông khách không? Có bàn nào có khách đang ăn không?

Bạn cứ để bé trả lời, không cần chính xác cũng được nhưng bé sẽ hình thành thói quen để ý, ghi nhận những sự vật quanh mình.


Môn văn sẽ không còn khó nhằn với trẻ nếu biết dạy con như mẹ Đỗ Nhật Nam - Ảnh 2.

Chị Phan Hồ Điệp nhắn nhủ: "Hãy biến những điều rất bình thường ở xung quanh thành bài học thú vị cho bé".

Phần thưởng cho những câu trả lời này là bé sẽ được gọi món ăn mình thích. Mình tin chắc là bé sẽ rất hứng thú.

Như vậy, chỉ cần trong lúc ngồi chờ đồ ăn đến là bạn đã có một bài học cho con rồi phải không bạn?

Thỉnh thoảng, bạn hãy đổi vai, để trở thành người quan sát và con là người đặt câu hỏi.

Và thật tuyệt nếu như khi về nhà, bạn khuyến khích con viết lại điều mà con đã quan sát được.

Khi đó, con chỉ cần xếp lại các câu trả lời, thêm một vài ý nêu lên tâm trạng của mình, ví như: Có thích nhà hàng đó không? Các món ăn ở đó thế nào? Có muốn quay lại đó thêm một lần nữa không?... Thế là thành một "đoạn văn" không hề tệ rồi.

Nếu bé đang học tiếng Anh, hãy cố gắng viết cả bằng tiếng Anh và tiếng Việt.

Hãy biến những điều rất bình thường ở xung quanh thành bài học thú vị cho bé.

Bạn cứ thử bỏ ra ít phút, cùng con tập luyện, cùng con quan sát: một đoạn đường đi, siêu thị, nhà hàng, chợ, bến xe, sân trường, lớp học, khu vui chơi… tất cả đều sẽ trở thành một bài viết đáng yêu.

Viết vui mà, không khó đâu - luôn nói với con như vậy. Bạn sẽ truyền năng lượng tích cực cho con.

Những kinh nghiệm quý giá và cách dạy con quan sát, miêu tả đơn giản mà hữu ích của mẹ Đỗ Nhật Nam đã được các mẹ tấm tắc khen ngợi. Bài viết nhanh chóng thu hút hàng chục nghìn lượt yêu thích, giúp các mẹ xua tan cảm giác "cực hình" mỗi khi dạy con viết văn, học văn, khắc phục điểm yếu khi học môn văn cho con.

Theo Trí Thức Trẻ

môn Văn

Phan Hồ Điệp

Đỗ Nhật Nam


Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.