- Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
- Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
- Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
- Mục này không có nhuận bút.
“Nhà mình có giàu không ạ?”: Câu trả lời khác nhau của 2 ông bố khiến cuộc đời con cái rẽ theo 2 hướng trái ngược
Nếu một đứa trẻ ngay từ nhỏ được dạy những tư tưởng đúng đắn thì khi trưởng thành, chúng sẽ có lối đi sáng suốt.
- Cho con gái mặc đồ đắt tiền đi học, cô bé thật xinh đẹp và nổi bật nhưng người mẹ vẫn nức nở khi nhìn thấy cảnh tượng này
- Cô bé gây phẫn nộ khi thẳng tay vứt hộp bút chì đắt tiền mẹ tặng vào thùng rác, điều bất ngờ hơn là phản ứng của người mẹ
- Dốc hết tiền túi gọi món tôm hùm đắt đỏ cho con trai, ăn xong người bố nghèo dạy một câu khiến ai cũng phải lặng người suy ngẫm
Nếu một đứa trẻ ngay từ nhỏ được dạy những tư tưởng đúng đắn thì khi trưởng thành, chúng sẽ có lối đi sáng suốt.
Sự thành công của một người phụ thuộc rất lớn vào cách giáo dục của cha mẹ. Nếu một đứa trẻ ngay từ nhỏ được dạy những tư tưởng đúng đắn thì khi trưởng thành chúng sẽ có lối đi sáng suốt.
Ngược lại, nếu trẻ bị người lớn nhồi nhét những tư tưởng sai lệch thì chúng sẽ chẳng thể nào thành công trong cuộc sống.
Câu chuyện sau đây là minh chứng rõ nhất cho điều này.
Một ông bố đang chơi đùa trong sân vườn với chú chó cưng thì cậu con trai nhỏ bỗng chạy đến hỏi: "Bố ơi, nhà mình có giàu không ạ?".
"Bố ơi nhà mình có giàu không ạ?".
Trước câu hỏi bất ngờ của con, ông bố hơi sững người nhưng nhanh chóng lấy lại bình tĩnh và trả lời:
"Bố có nhiều tiền đấy, nhưng con thì không có xu nào cả. Tiền của bố là do tự bố cố gắng phấn đấu kiếm được. Nếu con cũng muốn giàu có thì sau này phải tự lao động chăm chỉ nhé".
Sau khi nghe câu trả lời của bố, cậu bé gật gù vâng dạ.
Đáp án của người bố đã dạy cho cậu con trai 3 thông điệp quý giá:
1. Bố của mình rất giàu có, nhưng tiền của bố là của bố.
2. Tiền của bố là do bố lao động chăm chỉ mới có được.
3. Nếu mình muốn có tiền thì cũng phải chăm chỉ lao động như bố.
Cùng câu hỏi trên nhưng một ông bố khác lại bật cười ha hả, vênh váo trả lời con như sau:
"Nhà mình giàu lắm con ạ, thích mua gì cũng được. Sau này con lớn, bố để lại tài sản cho con hết!".
Nghe xong câu trả lời của bố, cậu con trai được truyền tải ba điều:
1. Bố mình là người giàu có, nhà mình có rất nhiều tiền.
2. Tiền của bố cũng là tiền của mình.
3. Chẳng việc gì mình phải lao động cả. Cứ nằm không cũng có tiền tiêu rồi.
Nếu như ông bố thứ nhất dạy con những bài học, giá trị đạo đức, giá trị lao động. Thì ông bố thứ hai lại chỉ cho con vật chất mà không biết cách dạy con cách tạo ra vật chất như thế nào.
Câu trả lời của ông bố thứ hai đã gián tiếp hại con.
Có thể nói, ông bố này đã gián tiếp hại con. Kết cục của 2 đứa trẻ sau khi trưởng thành cũng rẽ theo hai hướng khác biệt.
Trong khi đứa trẻ thứ nhất chăm chỉ lao động, kế thừa và phát triển thành công gia sản của bố thì đứa trẻ thứ hai chỉ biết phá phách, tiêu tiền như nước.
Đừng nên quá nuông chiều con cái
Từ 2 câu chuyện trên, chúng ta rút ra được bài học: Đó là đừng bao giờ quá nuông chiều con cái!
Nếu bố mẹ cho con mọi thứ một cách dễ dàng thì đã vô tình đẩy con trở thành kẻ ăn bám, bất tài. Là bậc cha mẹ tốt, chúng ta nên học cách buông tay, cho con chịu gian khổ để từ đó rèn luyện được bản lĩnh đối mặt với khó khăn, đồng thời hiểu rõ trách nhiệm và nghĩa vụ của mình với gia đình, xã hội.
Thay vì đem tất cả những điều tốt đẹp nhất cho con, bố mẹ chi bằng bồi dưỡng cho chúng khả năng theo đuổi những điều đó.
Theo Helino