- Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
- Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
- Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
- Mục này không có nhuận bút.
Nhà nghèo khó, người cha vẫn nuôi dạy con thành "vĩ nhân nước Mỹ": Tất cả là nhờ 3 hành động nhỏ nhưng hiệu quả cao này
Con cái có trở nên vĩ đại được hay không là nhờ vào sự định hướng đúng đắn của cha mẹ ngay từ khi còn bé, thông qua những hành động rất đỗi bình thường.
- Chuyện dạy con của sao Việt: Hà Hồ, Việt Hương "giấu nhẹm" vì sợ dư luận soi mói; Quyền Linh cho con ngủ đất, ăn cơm với nước nắm
- Bài chia sẻ về dạy con gây bão mạng: Cha mẹ đừng mang những giấc mơ chưa thành, dở dang của tuổi trẻ ký thác tất cả lên đứa con
- Bà mẹ Hà Nội dạy con theo kiểu "nhà binh": Sáng "điểm tâm nhẹ" bằng 10km chạy bộ, trời rét vẫn tắm nước lạnh
Con cái có trở nên vĩ đại được hay không là nhờ vào sự định hướng đúng đắn của cha mẹ ngay từ khi còn bé, thông qua những hành động rất đỗi bình thường.
Benjamin Franklin sinh ra trong một gia đình đông con di cư từ Anh tới Mỹ, trong đó ông là người con thứ 15. Ngay từ bé, ông đã thể hiện tài năng viết lách và niềm đam mê sâu sắc với việc đọc. Ông thậm chí còn không ngại sang nhà bạn bè mượn sách. Để tiết kiệm từng đồng một mua sách, Benjamin Franklin thậm chí còn nhịn ăn. Thật không may, vì hoàn cảnh gia đình nghèo khó, ông đã phải bỏ học từ sớm.
Ở tuổi 17, sau nhiều năm chịu cảnh bạo lực từ anh trai, Benjamin Franklin quyết định bỏ New York tới Philadelphia tìm việc. Lúc ấy, hành trang của ông chỉ bao gồm vài bộ quần áo lao động lấm lem bụi đường và vỏn vẹn 25 xu. Số tiền đó còn chẳng thể mua 1 ổ bánh mì, mà chỉ đủ để mua 4 chiếc bánh nhỏ bằng lòng bàn tay.
Chẳng ai có thể ngờ rằng chàng trai nghèo năm ấy, bằng tất cả sự chăm chỉ và khôn ngoan của mình, đã trở thành ông chủ của một chuỗi nhà in, một nhà ngoại giao, cũng như tác giả của bản Tuyên ngôn Độc lập nổi tiếng nước Mỹ.
Sau này, Benjamin Franklin cho biết, ông có được thành công như vậy là nhờ sự dìu dắt, chỉ bảo tận tình của cha mình. Đó chính là nền tảng để ông có thể rèn luyện bản thân và hoàn thành mục tiêu của mình.
Chẳng ai có thể ngờ rằng chàng trai nghèo năm ấy, bằng tất cả sự chăm chỉ và khôn ngoan của mình, đã trở thành ông chủ của một chuỗi nhà in, một nhà ngoại giao, cũng như tác giả của bản Tuyên ngôn Độc lập nổi tiếng nước Mỹ. Ảnh minh họa.
Người cha có vai trò cực kỳ quan trọng, quyết định một phần thành công của đứa trẻ sau này. Ngay cả cựu Tổng thống Mỹ Barack Obama cũng từng nói: "Chúng ta đều biết những số liệu này. Trẻ em thiếu sự dạy dỗ từ cha có nguy cơ sống trong nghèo đói và phạm tội cao gấp 5 lần, nguy cơ bỏ học cao gấp 9 lần, và nguy cơ đi tù cao gấp 20 lần so với những đứa trẻ bình thường".
Giống như rất nhiều người cha thời hiện đại, cha của Benjamin Franklin - ông Josiah Franklin - đã trang bị cho con những kỹ năng cần thiết để đối mặt với thế giới thực.
Dưới đây là 3 điều quý giá mà ông đã làm cho con trai ngay từ nhỏ, giúp cậu bé trở thành vĩ nhân nước Mỹ sau này - người có vinh dự xuất hiện trên tờ 100 USD.
Giúp con làm bài tập
Từ bé, Benjamin Franklin đã cho thấy tài năng viết lách thiên bẩm của mình - giúp ông viết nên một trong những văn bản quan trọng nhất nước Mỹ. Ông đã từng làm việc trong nhà in cùng với anh trai một thời gian và thường xuyên luyện viết. Sớm nhận ra điều này, Josiah đã cho con mình những lời khuyên mang tính xây dựng để Benjamin có thể cải thiện kỹ năng viết.
Ảnh minh họa.
Benjamin đã viết trong hồi ký của mình như sau: "Cha tình cờ tìm thấy 3-4 tờ giấy tôi viết và đọc chúng. Không thảo luận về nội dung, ông tranh thủ dạy cho tôi cách viết sao cho hay. Mặc dù có ưu điểm là viết đúng chính tả và đúng trọng tâm, tôi lại có nhược điểm là viết chưa được mượt mà, chưa đúng phương pháp, chưa rõ ràng. Ông thậm chí còn chỉ ra vài ví dụ. Nhờ những lời nhận xét thẳng thắn của ông, tôi chú ý hơn đến cách hành văn và quyết tâm cải thiện chúng".
Dạy con về cuộc sống và những giá trị đạo đức đúng đắn
Thay vì thuyết giảng theo cách khó hiểu và dài dòng, ông Josiah cho phép con cái mình được tham gia các buổi họp cộng đồng. Nhờ đó, những đứa trẻ sẽ học hỏi được nhiều điều thông qua các cuộc đối thoại. Ông cung cấp cho Benjamin những tư tưởng, giá trị đúng đắn giúp con dễ dàng định hướng hơn khi trưởng thành sau này.
"Theo tôi nhớ, cha hay gặp gỡ các vị lãnh đạo - những người đến tìm cha để hỏi xin ý kiến về các vấn đề của thị trấn hay nhà thờ. Họ rất coi trọng lời khuyên của cha. Ông ấy cũng được nhiều người tìm tới mỗi khi gặp khó khăn, được chọn là người phán xử giữa các hội nhóm. Khi làm việc, cha luôn có một vài người bạn hoặc hàng xóm kề bên để trò chuyện cùng. Họ luôn thảo luận về các chủ đề bổ ích - những thứ giúp cải thiện trí tuệ của con cái.
Ảnh minh họa.
Bằng cách này, ông đã dạy cho chúng tôi biết đâu là những điều tốt đẹp và công bằng, những lối hành xử thận trọng trong đời. Nhờ đó, chúng tôi không còn quá chú ý tới tiểu tiết như ăn đồ gì, trang trí đẹp mắt hay không, có đúng mùa không, vị ngon hay dở,... Tôi quan tâm đến những thứ lớn lao hơn và bỏ qua những điều nhỏ nhặt không đáng kể đó. Điều này giúp ích cho tôi mỗi khi di chuyển, trong khi những người đồng hành cùng tôi còn mải bực mình vì chuyện cỏn con không đâu".
Giúp con chuẩn bị cho sự nghiệp tương lai
Là một thợ làm nến, ông Josiah đã sớm phát hiện ra rằng con trai không thích nối nghiệp gia đình. Vì vậy, ông đã tận tình giới thiệu nhiều công việc khác nhau cho Benjamin. Điều này cũng nâng cao tay nghề lao động của Benjamin.
Ảnh minh họa.
"Tôi không thích nối nghiệp làm nến của gia đình, do đó cha hiểu rằng, nếu ông không giúp tôi tìm thấy đam mê mới, tôi sẽ lại bỏ nhà mà đi khám phá thế giới như anh trai Joisah, dù ông có phản đối tới đây. Thỉnh thoảng, cha sẽ cùng tôi đến gặp thợ mộc, thợ hồ, rồi quan sát thái độ của tôi khi xem họ làm việc. Tôi luôn hứng thú nhìn những người thợ lành nghề lao động. Điều này đã giúp tôi học được một số kỹ năng quan trọng để tự mình áp dụng, nếu không gọi được thợ. Không chỉ vậy, nó còn giúp tôi sáng chế máy móc cho các thí nghiệm của mình", Benjamin Franklin nhớ lại.
Chính nhờ 3 hành động nhỏ này của cha mà Benjamin Franklin đã trở thành một doanh nhân thành đạt trong ngành in ấn, một tác giả nổi tiếng, nhà phát minh lỗi lạc với sáng chế cột thu lôi. Tất cả những thành quả ấy của ông vẫn còn hữu ích cho tới tận ngày nay.
Theo Trí Thức Trẻ