- Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
- Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
- Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
- Mục này không có nhuận bút.
Những sai lầm có thể dẫn đến cái chết của trẻ sơ sinh trong phòng ngủ bố mẹ cần biết
Hàng năm, hội chứng tử vong đột ngột cướp đi mạng sống của rất nhiều trẻ sơ sinh trên toàn thế giới và sau đây là những sai lầm có thể dẫn đến hội chứng này mà các bố mẹ cần phải biết.
Hàng năm, hội chứng tử vong đột ngột cướp đi mạng sống của rất nhiều trẻ sơ sinh trên toàn thế giới và sau đây là những sai lầm có thể dẫn đến hội chứng này mà các bố mẹ cần phải biết.
Hội chứng tử vong đột ngột ở trẻ sơ sinh (SIDS) là một mối đe dọa đối với những bé dưới 12 tháng tuổi. Hội chứng này có xu hướng xảy ra khi trẻ đang ngủ nên nhiều người tin rằng nó có thể bị gây ra bởi những bất thường ở não bộ liên quan đến hô hấp và khả năng thức dậy của một đứa trẻ.
Theo một báo cáo của Trung tâm kiểm soát phòng ngừa dịch bệnh Hoa Kỳ, mỗi năm có khoảng 3500 trẻ tử vong đột ngột không ngờ trước ở trẻ nhỏ (hội chứng SUID). Năm 2014, 44% trong số 1500 ca tử vong được xác định là liên quan đến hội chứng tử vong đột ngột ở trẻ sơ sinh lúc ngủ.
Liên quan đến hội chứng SIDS, không thể không kể đến những sai lầm vô cùng phổ biến của các bậc cha mẹ có thể vô tình dẫn đến cái chết thương tâm của trẻ trong lúc ngủ.
Hội chứng tử vong đột ngột ở trẻ sơ sinh đang là một trong những nỗi sợ hãi lớn nhất của nhiều bà mẹ trên khắp thế giới (Ảnh minh họa).
Tư thế ngủ sai
Nằm sấp và nằm nghiêng là hai tư thế ngủ được coi là nguy hiểm nhất đối với trẻ sơ sinh. Có rất nhiều chuyên gia và tài liệu khuyến nghị cha mẹ không nên để trẻ nằm sấp bởi rất nhiều nguyên nhân. Thứ nhất, nằm sấp sẽ làm tăng áp lực lên hàm của trẻ và làm hẹp đường thở, làm giảm lượng không khí lưu thông. Hơn thế nữa, nếu trẻ nằm sấp, trẻ có thể sẽ bị đặt mặt rất gần ga gối, khiến không khí kém lưu thông. Do vậy, lượng khí trẻ thở ra và hít vào sẽ không được "làm mới", và trẻ có thể sẽ hít phải lượng khí có nhiều CO2 hơn. Nếu trẻ nằm trên đệm/gối mềm và lún thì trẻ có thể sẽ bị ngạt thở trong tư thế nằm sấp và còn có thể sẽ hít phải các vi sinh vật có trên đệm, gối,…
Nằm sấp là tư thế ngủ nguy hiểm được cảnh báo bởi nhiều chuyên gia (Ảnh minh họa).
Để trẻ nằm nghiêng được coi là không an toàn vì sẽ gây ra những tác động nhất định lên bụng của trẻ và có thể làm tăng nguy cơ mắc hội chứng SIDS. Ngoài ra, nằm nghiêng cũng dễ thành tư thế ngủ sấp gây nguy hiểm hoặc gây ra sự phát triển bất đối xứng trên khuôn mặt bé.
Vậy nên để bé ngủ trong tư thế nào?
Trẻ sơ sinh khỏe mạnh, sinh đủ tháng NÊN được đặt nằm ngửa, kể cả khi nghỉ trưa hay ngủ một giấc dài vào ban đêm. Nằm ngửa là tư thế được chứng minh có thể làm giảm nguy cơ mắc phải hội chứng SIDS ở trẻ sơ sinh và có thể giúp giữ đường thở luôn mở. Từ khi Viện Nhi Khoa Hoa Kỳ đưa ra khuyến nghị nên để trẻ nằm ngủ ở tư thế ngửa vào năm 1992, thì tỷ lệ mắc phải hội chứng SIDS ở trẻ em Mỹ đã giảm đi hơn 50%.
Môi trường ngủ không đủ an toàn
Nhiều bố mẹ vẫn chưa đầy đủ kiến thức về một môi trường ngủ an toàn (Ảnh minh họa).
Mối đe dọa gặp phải hội chứng tử vong đột ngột còn đến từ môi trường ngủ không an toàn cho trẻ sơ sinh. Mới đây, Tạp chí Nhi khoa Mỹ xuất bản một nghiên cứu cho thấy những sai lầm phổ biến mà cha mẹ thường mắc phải khi cho con đi ngủ, trong đó liệt kê các yếu tố như:
- Để các thiết bị điện ở trong hoặc gần phòng ngủ của trẻ: Sóng điện từ có thể làm rối loạn nhịp thở sâu trong giấc ngủ của trẻ. Do đó, bạn nên tránh các sóng điện từ trong phòng ngủ của bé bằng cách đặt các thiết bị điện cách xa ít nhất 1,8m so với đầu giường trẻ. Tuyệt đối không để điện thoại trên giường của trẻ.
- Để trẻ ngủ trên bề mặt lún và quá mềm: Các chuyên gia khuyến cáo bố mẹ không nên sử dụng các loại đệm, gối mềm hoặc để các loại thú nhồi bông, chăn... trong khu vực ngủ của trẻ. Nói cách khác, bất cứ thứ gì có thể trùm lên hoặc che phủ đầu trẻ trong khi ngủ thì bạn nên tránh sử dụng.
- Nôi/cũi không an toàn: Hãy để trẻ ngủ khi chân có thể chạm được vào phần cuối của nôi/cũi. Dùng đệm vừa khít với kích thước cũi và chèn ga đệm thật chặt. Khung cũi nên đủ cao để trẻ không thể bò hoặc trườn ra được.
Quấn bọc chăn cho trẻ
Không nên quấn bọc chăn hay tã quá kĩ cho con lúc ngủ (Ảnh minh họa).
Quấn bọc chăn quanh người bé không chỉ có thể khiến trẻ bị quá nóng mà còn tiềm tàng nguy cơ khiến trẻ khó thở và ngạt thở. Một nghiên cứu được công bố trên tạp chí Nhi khoa vào tháng 5 năm 2016 đã phân tích mối liên hệ giữa việc quấn chăn cho bé và SIDS, đồng thời đưa ra khuyến cáo: "Khi ngủ, nên cho trẻ mặc quần áo nhẹ nhàng và chăn chỉ nên được đắp ngang ngực của trẻ và nên để hai tay của trẻ ra ngoài chăn để tránh tình trạng chăn có thể di chuyển, trùm lên đầu trẻ gây ngạt thở".
Ngủ chung giường với trẻ
Lý tưởng nhất, trẻ sơ sinh không nên ngủ cùng giường với cha mẹ, người lớn hoặc anh chị em ruột hay các trẻ khác. Trẻ sinh đôi, sinh ba nên được ngủ riêng rẽ. Người hút thuốc hoặc sử dụng một số chất như thuốc hoặc rượu có thể làm tăng đáng kể nguy cơ mắc phải hội chứng SIDS và tăng nguy cơ bị ngạt thở của trẻ, nếu ngủ chung giường.
Hội chứng tử vong đột ngột ở trẻ sơ sinh (SIDS) là một mối đe dọa đối với những bé dưới 12 tháng tuổi. Hội chứng này có xu hướng xảy ra khi trẻ đang ngủ nên nhiều người tin rằng nó có thể bị gây ra bởi những bất thường ở não bộ liên quan đến hô hấp và khả năng thức dậy của một đứa trẻ.
Theo một báo cáo của Trung tâm kiểm soát phòng ngừa dịch bệnh Hoa Kỳ, mỗi năm có khoảng 3500 trẻ tử vong đột ngột không ngờ trước ở trẻ nhỏ (hội chứng SUID). Năm 2014, 44% trong số 1500 ca tử vong được xác định là liên quan đến hội chứng tử vong đột ngột ở trẻ sơ sinh lúc ngủ.
Liên quan đến hội chứng SIDS, không thể không kể đến những sai lầm vô cùng phổ biến của các bậc cha mẹ có thể vô tình dẫn đến cái chết thương tâm của trẻ trong lúc ngủ.
Hội chứng tử vong đột ngột ở trẻ sơ sinh đang là một trong những nỗi sợ hãi lớn nhất của nhiều bà mẹ trên khắp thế giới (Ảnh minh họa).
Tư thế ngủ sai
Nằm sấp và nằm nghiêng là hai tư thế ngủ được coi là nguy hiểm nhất đối với trẻ sơ sinh. Có rất nhiều chuyên gia và tài liệu khuyến nghị cha mẹ không nên để trẻ nằm sấp bởi rất nhiều nguyên nhân. Thứ nhất, nằm sấp sẽ làm tăng áp lực lên hàm của trẻ và làm hẹp đường thở, làm giảm lượng không khí lưu thông. Hơn thế nữa, nếu trẻ nằm sấp, trẻ có thể sẽ bị đặt mặt rất gần ga gối, khiến không khí kém lưu thông. Do vậy, lượng khí trẻ thở ra và hít vào sẽ không được "làm mới", và trẻ có thể sẽ hít phải lượng khí có nhiều CO2 hơn. Nếu trẻ nằm trên đệm/gối mềm và lún thì trẻ có thể sẽ bị ngạt thở trong tư thế nằm sấp và còn có thể sẽ hít phải các vi sinh vật có trên đệm, gối,…
Nằm sấp là tư thế ngủ nguy hiểm được cảnh báo bởi nhiều chuyên gia (Ảnh minh họa).
Để trẻ nằm nghiêng được coi là không an toàn vì sẽ gây ra những tác động nhất định lên bụng của trẻ và có thể làm tăng nguy cơ mắc hội chứng SIDS. Ngoài ra, nằm nghiêng cũng dễ thành tư thế ngủ sấp gây nguy hiểm hoặc gây ra sự phát triển bất đối xứng trên khuôn mặt bé.
Vậy nên để bé ngủ trong tư thế nào?
Trẻ sơ sinh khỏe mạnh, sinh đủ tháng NÊN được đặt nằm ngửa, kể cả khi nghỉ trưa hay ngủ một giấc dài vào ban đêm. Nằm ngửa là tư thế được chứng minh có thể làm giảm nguy cơ mắc phải hội chứng SIDS ở trẻ sơ sinh và có thể giúp giữ đường thở luôn mở. Từ khi Viện Nhi Khoa Hoa Kỳ đưa ra khuyến nghị nên để trẻ nằm ngủ ở tư thế ngửa vào năm 1992, thì tỷ lệ mắc phải hội chứng SIDS ở trẻ em Mỹ đã giảm đi hơn 50%.
Môi trường ngủ không đủ an toàn
Nhiều bố mẹ vẫn chưa đầy đủ kiến thức về một môi trường ngủ an toàn (Ảnh minh họa).
Mối đe dọa gặp phải hội chứng tử vong đột ngột còn đến từ môi trường ngủ không an toàn cho trẻ sơ sinh. Mới đây, Tạp chí Nhi khoa Mỹ xuất bản một nghiên cứu cho thấy những sai lầm phổ biến mà cha mẹ thường mắc phải khi cho con đi ngủ, trong đó liệt kê các yếu tố như:
- Để các thiết bị điện ở trong hoặc gần phòng ngủ của trẻ: Sóng điện từ có thể làm rối loạn nhịp thở sâu trong giấc ngủ của trẻ. Do đó, bạn nên tránh các sóng điện từ trong phòng ngủ của bé bằng cách đặt các thiết bị điện cách xa ít nhất 1,8m so với đầu giường trẻ. Tuyệt đối không để điện thoại trên giường của trẻ.
- Để trẻ ngủ trên bề mặt lún và quá mềm: Các chuyên gia khuyến cáo bố mẹ không nên sử dụng các loại đệm, gối mềm hoặc để các loại thú nhồi bông, chăn... trong khu vực ngủ của trẻ. Nói cách khác, bất cứ thứ gì có thể trùm lên hoặc che phủ đầu trẻ trong khi ngủ thì bạn nên tránh sử dụng.
- Nôi/cũi không an toàn: Hãy để trẻ ngủ khi chân có thể chạm được vào phần cuối của nôi/cũi. Dùng đệm vừa khít với kích thước cũi và chèn ga đệm thật chặt. Khung cũi nên đủ cao để trẻ không thể bò hoặc trườn ra được.
Quấn bọc chăn cho trẻ
Không nên quấn bọc chăn hay tã quá kĩ cho con lúc ngủ (Ảnh minh họa).
Quấn bọc chăn quanh người bé không chỉ có thể khiến trẻ bị quá nóng mà còn tiềm tàng nguy cơ khiến trẻ khó thở và ngạt thở. Một nghiên cứu được công bố trên tạp chí Nhi khoa vào tháng 5 năm 2016 đã phân tích mối liên hệ giữa việc quấn chăn cho bé và SIDS, đồng thời đưa ra khuyến cáo: "Khi ngủ, nên cho trẻ mặc quần áo nhẹ nhàng và chăn chỉ nên được đắp ngang ngực của trẻ và nên để hai tay của trẻ ra ngoài chăn để tránh tình trạng chăn có thể di chuyển, trùm lên đầu trẻ gây ngạt thở".
Ngủ chung giường với trẻ
Lý tưởng nhất, trẻ sơ sinh không nên ngủ cùng giường với cha mẹ, người lớn hoặc anh chị em ruột hay các trẻ khác. Trẻ sinh đôi, sinh ba nên được ngủ riêng rẽ. Người hút thuốc hoặc sử dụng một số chất như thuốc hoặc rượu có thể làm tăng đáng kể nguy cơ mắc phải hội chứng SIDS và tăng nguy cơ bị ngạt thở của trẻ, nếu ngủ chung giường.
Theo Trí thức trẻ