- Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
- Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
- Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
- Mục này không có nhuận bút.
Nữ biên kịch 9x nuôi con "ngã tự đứng, kẹt tự thoát, phải đổ máu để ghi nhớ"
Theo bà mẹ trẻ Ngọc Tâm Anh muốn con học được nhiều kỹ năng trong cuộc sống phải cho trẻ trực tiếp nhìn, sờ và cảm nhận nó như thế nào, quan trọng là dành thời gian để trẻ tự vùng vẫy, thoát ra.
Theo bà mẹ trẻ Ngọc Tâm Anh muốn con học được nhiều kỹ năng trong cuộc sống phải cho trẻ trực tiếp nhìn, sờ và cảm nhận nó như thế nào, quan trọng là dành thời gian để trẻ tự vùng vẫy, thoát ra.
Ngọc Tâm Anh - nữ biên kịch trẻ của các MV triệu view hay còn được nhiều người biết đến như một hot mom nổi tiếng trên mạng xã hội nhờ những triết lý, phương pháp nuôi dạy con hiện đại nhưng phù hợp.
9X Sài Gòn hiện tại là mẹ của cô con gái hơn 1 tuổi, Tạ Minh Tiên (tên thân mật là Sóc).
Với những ai đã từng biết đến Ngọc Tâm Anh ngoài đời thực hay qua bài viết trước đó Hành trình đưa con "đi khắp thế gian" từ khi chưa đầy 1 tháng tuổi" chắc hẳn đều sẽ cảm mến bà mẹ đơn thân này ngay từ cái nhìn đầu tiên vì ở Tâm Anh luôn toát lên sức sống tươi trẻ, tình yêu thương con vô bờ bến nhưng cũng cực nghiêm khắc.
"Mình có tư tưởng khá khác lạ khi nuôi con đó là theo bản năng và cho con được phép tự quyết định, sinh tồn trong cuộc sống của con, không giới hạn con trong "bốn bức tường" mà luôn cho con được cùng khám phá thế giới ngoài kia với mẹ", đó là những chia sẻ đầu tiên của Tâm Anh khi nhắc đến hành trình nuôi dạy con gái của mình.
Tạ Minh Tiên - con gái của Tâm Anh đang ở độ tuổi mà theo bà mẹ đơn thân là "trẻ nạp dữ liệu thông tin vào não để xử lý thông tin và phân tích xem sự việc, hiện tượng xảy ra là đúng hay sai. Hợp lý hay không hợp lý để đưa đến quyết định hành vi trẻ". Vì thế, đây là khoảng thời gian hợp lý để dạy trẻ các kĩ năng sáng tạo, tự xử lý tất cả mọi tình huống xảy ra xung quanh mình.
"Kiến thức quan trọng cần nhớ để dạy con trong khoảng thời gian dưới 2 tuổi đó là muốn dạy con về điều gì đó thì phải cho con trải nghiệm. Trải nghiệm = nhìn - nghe - sờ - cảm giác. Và đặc biệt ba mẹ phải là người làm gương cho con", Tâm Anh chia sẻ.
Dạy về sự nguy hiểm
Trẻ không biết đứt tay là gì? Dưới 2 tuổi, bạn không thể diễn tả sự nguy hiểm của việc "đứt tay" cho trẻ hiểu. Vì đơn giản trẻ không có dữ liệu thông tin trong não để so sánh. Và theo quán tính tự nhiên, con sẽ chạm vào bất cứ vật gì kể cả lưỡi dao. Cho đến khi cảm giác đưa thông tin cho chúng biết là chạm vào vật đó (con dao) là bị đau và đứt tay. Từ đó thấy các vật tương tự, chúng sẽ không chạm nữa.
Dạy về sự lễ phép
Trẻ chưa thấy ba mẹ khoanh tay chào ai bao giờ, bỗng một ngày ba mẹ nói chào cô chào chú đi con, trẻ sẽ ngó lơ không chào?
Lúc đó mình phải hiểu thông tin này trống... không xử lý được.
Tuyệt đối không nạp thêm thông tin vào đầu trẻ "Con hư, sao không chào, gặp bác là phải chào...". Rất có thể sau này trẻ sẽ nói "Cô đó có tên "bác" đâu mà con phải chào?".
Cách xử lý ở đây đó là vui lòng nhìn lại mình trước.
Nhớ lại quy tắc trên muốn dạy về điều gì đó thì nên cho con trải nghiệm điều đó. Trải nghiệm trong trường hợp này là nhìn.
Nữ biên kịch trẻ đưa ra 2 câu chuyện thú vị về con gái trong cuộc sống để minh chứng cho những điều cô nói, cho trẻ trải nghiệm = nhìn - nghe - sờ - cảm giác, trẻ sẽ học nhanh hơn.
Câu chuyện số 1:
Nhà mình nhỏ, không có sân vườn, không có không gian cho bạn nhỏ chạy nhảy vui đùa. Trò vui của bạn là leo cầu thang và len lỏi mọi ngóc ngách trong nhà. Vì không có đồ chơi, nên bạn thường "tự nghĩ ra đồ chơi để chơi".
Ví dụ lấy sách của mẹ từ trên kệ xuống đất, đem cái ghế từ toilet vô trong phòng, xáo trộn hết mọi thứ mà em nhìn thấy được. Và chờ đoán xem cái nào làm được khen, cái nào làm bị chửi và cái nào làm xong "chả ai nói gì mình hết".
Vậy nên hôm rồi bạn Sóc được tặng món đồ chơi hình ngôi nhà, có cánh cửa, có bấm chuông cửa, có bật đèn tắt đèn, có mọi thứ "mini" mô phỏng để bạn tìm hiểu nhưng bạn ấy không hứng thú. Gần như bạn đã biết mở và đóng cánh cửa thật, biết bấm nút thật, biết mọi thứ bằng đồ "thật" mà ngôi nhà chật chội của mẹ có. Khi xài đồ thật con mới tránh được rủi ro nguy hiểm của đồ thật. (ví dụ: kẹt tay, dập chân, điện giật, té, kích thước to bé, sờ vào cảm giác cũng khác...)
Ăn đồ ăn nóng quá, đút tiếp là không ăn nữa.
Món không ngon, cho nữa là không ăn.
Cánh quạt đang quay mời thò tay vào là không thò vì bị đứt 1 lần, đổ máu.
Muốn sờ vào cái nồi nóng, mẹ cho chạm 1 phát nóng quá không thèm lại nữa.
- Ngọc Tâm Anh - Eva.vn”
Câu chuyện số 2:
Thấy rất vui vì bạn ấy đi té thì tự đứng lên, chứ không khóc đòi mẹ dỗ.
Đi đến hồ bơi bé muốn nghịch nước thì thò chân xuống xem có sâu không? nếu sâu thì không dám xuống. Chỉ ở trên bờ ngồi thò chân nghịch.
Một lần nọ mình đi tập kịch để em Sóc thích bò đâu thì bò trong phòng ngồi bệt. Em leo lên bàn đứng xong rồi chân bị mắc kẹt trong cái khe bàn. Em khóc đòi mẹ "giải cứu". Các anh chị em trong đoàn cứ bảo mình "nó kẹt kìa, giúp nó đi, mày ác quá!"
Mình cứ cười cười bảo cứ để yên xem sao?...
Mọi người thì quá nôn nao nhốn nhào rồi... con bé thì cứ thiết tha nhìn mẹ...
Mẹ chỉ động viên em bảo...
"Cố lên con, lại đây với mẹ! Tìm cách đi con...mình làm được mà!"
Vậy là vì bức bối muốn thoát thế nào mà em thoát được...mặt lại hớn hở tỉnh queo đi "quậy" tiếp cái khác.
Từ đó em không chui vào cái kẹt ấy nữa. Nếu có chui cũng biết cách thoát, mặt cười lém lỉnh như đã đạt được điều gì đó to tát lắm vậy.
"Mình là bà mẹ rất lơ đễnh, thích nhìn con đi hơn là cứ phải bế trên tay. Lại hay thích chụp hình, mơ mộng... Nên chẳng thể trông con 24/24 được. Cho nên thay vì phải trông 24/7 mình chỉ dành 1 giờ đồng hồ... hay vài tiếng để mà cho con được thoả sức bị tai nạn trong vòng kiểm soát. Nghĩa là cho bé được làm mọi thứ bé muốn... mình quan sát và sẽ can thiệp nếu nguy hiểm", chị Tâm Anh chia sẻ.
Theo Khám Phá